Trong quá trình chỉnh nha mặt trong, hiện tượng đau nhức là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, những cơn đau sẽ có biểu hiện rõ ràng nhất ở các giai đoạn như tách kẽ, gắn mắc cài, chỉnh lực siết và nhổ răng. Mức độ đau nhức răng của mỗi người sẽ khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố như tay nghề của bác sĩ và độ tuổi niềng. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề “niềng răng mặt trong có đau không” ở bài viết dưới đây.
Về bản chất, niềng răng là quá trình kéo răng sai lệch di chuyển tới vị trí chuẩn trên cung hàm nên những cơn đau nhức chắc chắn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, hiện tượng đau nhức biểu hiện rõ nhất ở các giai đoạn như đặt thun tách kẽ, gắn mắc cài, chỉnh lực siết và nhổ răng.
Cảm giác đau nhức và khó chịu khi đặt thun tách kẽ là điều không thể tránh khỏi. Đây là giai đoạn các bác sĩ tạo khoảng cách vừa đủ giữa các răng để hỗ trợ việc gắn khâu hoặc mắc cài bend back vào răng.
Quá trình tách kẽ diễn ra khá nhanh chóng. Thường thì chỉ mất khoảng 5 phút, bác sĩ đã hoàn thành quá trình đặt thun cho cả hai hàm. Do ban đầu hai kẽ răng vốn khít nhau nên khi đặt một vật thể lạ vào, bạn sẽ gặp phải tình trạng đau nhức, đặc biệt là khi có thức ăn bám vào vị trí đặt thun.
Tuy nhiên, mức độ đau nhức khi đặt thun tách kẽ không nghiêm trọng như nhiều người tưởng tượng. Sau khoảng vài ngày, khi các răng đã giãn cách, cảm giác ê nhức, khó chịu sẽ giảm dần và nhanh chóng biến mất.
Niềng răng mặt trong có đau không khi tách kẽ
Ở giai đoạn gắn mắc cài, dây cung và những khí cụ chỉnh nha khác, tình trạng đau và khó chịu cũng sẽ xảy ra. Bởi khi đó, các bộ phận trong khoang miệng như môi, má, nước vẫn chưa thích ứng với sự tồn tại của hệ thống khí cụ niềng.
Ngoài ra, nguyên nhân gây nên hiện tượng đau nhức âm ỉ là do dây cung bắt đầu tác động lực siết, kéo răng mọc sai lệch di chuyển tới đúng vị trí chuẩn trên cung hàm. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng bởi chỉ sau khoảng 1 – 2 tuần, những cơn đau nhức sẽ biến mất. Bạn có thể thoải mái hơn trong quá trình ăn nhai và vệ sinh răng miệng.
Sau khi gắn mắc cài, khoảng 4 tuần, bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra răng và điều chỉnh lại lực kéo của hệ thống mắc cài. Ở giai đoạn trên, bạn sẽ bị đau nhức trong khoảng 2 – 3 ngày. Nếu như tình trạng đau kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến gặp bác sĩ để chỉnh lại lực kéo sao cho phù hợp.
Niềng răng có đau không sau khi gắn mắc cài
Những cơn đau nhức xảy ra khi nhổ răng luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Đối với trường hợp cung hàm không còn đủ khoảng trống, các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng số 4, 5… để răng dễ dàng dịch chuyển tới đúng vị trí.
Tuy nhiên, trước khi nhổ, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê nên bạn sẽ không cảm thấy đau trong suốt quá trình thực hiện. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, những cơn đau sẽ nhanh chóng kéo đến. Tuy nhiên, chỉ khoảng 3 – 4 ngày, cảm giác đau nhức sau khi nhổ răng sẽ nhanh chóng giảm bớt.
Đặc biệt, các bệnh viện, cơ sở răng hàm mặt uy tín đã áp dụng công nghệ nhổ răng siêu âm Piezotome. Đây là một công nghệ hiện đại, giúp hạn chế tối đa sự xâm lấn tới các mô mềm xung quanh. Nhờ vậy, tình trạng đau nhức sau nhổ răng sẽ được giảm bớt đi đáng kể.
Nhổ răng tạo khoảng trống, giúp các răng dễ dịch chuyển
Như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, những cơn đau, khó chịu trong quá trình chỉnh nha là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, mức độ đau nhức của mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố như: tay nghề bác sĩ và độ tuổi chỉnh nha.
Chuyên môn của các bác sĩ nha khoa là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ đau nhức khi niềng răng mặt trong. Các bác sĩ có tay nghề cao luôn điều chỉnh lực siết của phù hợp ở từng giai đoạn. Nhờ vậy, mức độ đau và khó chịu khi chỉnh nha sẽ được giảm bớt đi đáng kể.
Ngược lại, các bác sĩ tay nghề còn non kém rất dễ gặp phải sai sót trong quá trình niềng răng như nhổ răng sai kỹ thuật, điều chỉnh lực siết không phù hợp… Nếu như chẳng may lựa chọn phải những bác sĩ như vậy, bạn không chỉ phải đối mặt với tình trạng đau nhức kéo dài mà còn có nguy cơ bị mất răng thật.
Theo chia sẻ của các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt, thời điểm vàng để niềng răng là từ 12 – 16 tuổi. Đây là giai đoạn răng vĩnh viễn vừa được thay thế, xương hàm vẫn đang phát triển. Do đó, răng có thể dễ dàng di chuyển tới đúng vị trí. Nếu như niềng răng vào thời điểm trên, tình trạng đau nhức vẫn xảy ra nhưng sẽ được giảm bớt đi đáng kể.
Đối với người trưởng thành, răng sẽ khó dịch chuyển hơn bởi xương hàm và răng đã phát triển toàn diện. Khi đó, bác sĩ cần phải dùng lực kéo mạnh để kéo răng tới đúng vị trí. Vì vậy, cơn đau nhức khi chỉnh nha chắc chắn sẽ có mức độ nặng hơn.
Mức độ đau nhức khi niềng răng mặt trong phụ thuộc vào độ tuổi niềng
Sử dụng các loại đồ mát như sữa chua, sinh tố… là một giải pháp hiệu quả giúp xoa dịu cơn đau nhức và khó chịu trong quá trình chỉnh nha. Tuy nhiên, những người có răng nhạy cảm không nên áp dụng phương pháp trên bởi có thể khiến cho tình trạng đau nhức và ê buốt trở nên nghiêm trọng hơn.
Thêm vào đó, bạn hãy ăn những loại thực phẩm ở dạng mềm, lỏng như cháo, súp… để tránh răng, hàm phải hoạt động nhiều. Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bạn nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh, hoa quả tươi. Đối với những loại trái cây cứng, bạn có thể xay thành nước ép hoặc sinh tố để tránh tình trạng mắc cài bị bung, tuột.
Sữa chua giúp giảm đau khi niềng răng
Mong rằng với thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề “niềng răng mặt trong có đau không”. Mặc dù chỉnh nha có gây đau nhức nhưng chỉ ở mức độ vừa phải nên bạn không cần phải quá lo lắng. Để cơn đau nhanh chóng được xoa dịu, bạn nên có chế độ ăn uống khoa học theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt