Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Niềng răng mặt trong có hiệu quả không? 4 Điều cần biết trước khi niềng

Việc sở hữu một hàm răng đẹp, đều là điều mà mọi người đều mơ ước. Chính vì thế, nhu cầu niềng răng hiện nay ngày một gia tăng. Tuy nhiên, có không ít người lo lắng đến vấn đề thẩm mỹ do mắc cài được gắn lên bề mặt của răng. Để khắc phục tình trạng này, phương pháp chỉnh nha mặt trong đã ra đời. Vậy niềng răng mặt trong có tốt không? Giá bao nhiêu? Quy trình niềng răng gồm các bước như thế nào?

1. Niềng răng mặt trong là gì?

Niềng răng mặt trong (niềng răng mắc cài mặt lưỡi) là kỹ thuật chỉnh nha bằng loại mắc cài được làm từ kim loại cao cấp. Về cơ chế hoạt động, chỉnh nha mắc cài mặt lưỡi cũng giống với các phương pháp niềng răng thông thường khác. Bác sĩ sẽ gắn mắc cài, dây cung cùng với các khí cụ chỉnh nha cần thiết khác để tác động lực, giúp răng di chuyển tới đúng vị trí trên hàm.

Tuy nhiên điểm đặc biệt của phương pháp này là mắc cài mặt lưỡi được gắn ở phía bên trong thân răng. Điều này làm tăng tính thẩm mỹ, giúp người dùng có thể thoải mái, tự tin khi giao tiếp.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa, chỉnh nha mặt trong được xem là sự kết hợp hoàn hảo giữa niềng răng mắc cài kim loại và niềng răng trong suốt. Phương pháp này vừa đem đến tính thẩm mỹ cao, vừa đảm bảo được hiệu quả chỉnh nha như các phương pháp niềng mắc cài truyền thống.

Với phương pháp niềng răng mặt trong, mắc cài được gắn ở phía bên trong răng

Với phương pháp niềng răng mặt trong, mắc cài được gắn ở phía bên trong răng

2. Thứ tự các bước niềng răng mặt trong

Quy trình chỉnh nha mặt trong cũng tương tự như các kỹ thuật niềng răng khác. Tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Paris, niềng răng mặt trong được các bác sĩ có chuyên môn cao thực hiện theo các bước như sau:

2.1. Bước 1: Khám tình trạng răng

Trước tiên, khách hàng sẽ được bác sĩ kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng và chụp X-quang xương hàm. Khi đã biết chính xác mức độ răng mọc lệch lạc, hàm hô, móm… bác sĩ tư vấn cho khách hàng phương pháp khắc phục và lên phác đồ điều trị phù hợp nhất.

2.2. Bước 2: Lấy dấu răng

Sau khi khách hàng đã đồng ý với phương pháp niềng răng đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng. Toàn bộ dữ liệu này được gửi tới bộ phận thiết kế để tạo ra mắc cài phù hợp với khách hàng.

2.3. Bước 3: Chữa bệnh lý và vệ sinh

Trong quá trình thăm khám, nếu như phát hiện khách hàng gặp phải bất kỳ bệnh lý răng miệng nào như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… bác sĩ đều phải điều trị triệt để trước khi gắn mắc cài. Bởi những bệnh lý này có thể khiến khách hàng đau nhức kéo dài trong quá trình chỉnh nha.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng cẩn thận để loại bỏ toàn bộ những mảng bám hợp chất hữu cơ ở trên răng. Điều này góp phần giúp cho ca chỉnh nha diễn ra thuận lợi và suôn sẻ.

2.4. Bước 4: Đặt mắc cài

Khi răng, hàm của khách hàng đã đủ điều kiện, bác sĩ sẽ tiến hành đặt mắc cài cùng với những khí cụ chỉnh nha cần thiết vào mặt trong của hàm răng. Sao với các phương pháp niềng răng thông thường, đặt mắc cài mặt trong là một kỹ thuật rất phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải là người dày dặn kinh nghiệm trong nghề và có chuyên môn cao.

Cứ khoảng 3 – 6 tuần, khách hàng cần tới tái khám 1 lần để bác sĩ kiểm tra tiến độ dịch chuyển của răng và siết chặt lại mắc cài, dây cung sao cho phù hợp nhất.

2.5. Bước 5: Gỡ mắc cài

Nếu như răng đã dịch chuyển tới đúng vị trí, khớp cắn hai hàm cân đối,… bác sĩ sẽ tiến hành tháo gỡ mắc cài, dây cung, dây thun. Tuy nhiên, để cố định răng và đạt được kết quả chỉnh nha như mong muốn, khách hàng vẫn nên tiếp tục đeo hàm duy trì trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, thời gian đeo hàm cụ thể sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng hàm của từng khách hàng.

3. Niềng răng mặt trong có tốt không, có nên làm không?

Để có thể trả lời được chính xác câu hỏi “niềng răng mặt trong có tốt không?”, trước tiên, chúng ta cần đánh giá được ưu, nhược điểm của phương pháp này.

3.1. Kỹ thuật niềng răng mặt trong có ưu điểm gì?

So với phương pháp chỉnh nha truyền thống, niềng răng mắc cài truyền thống có những ưu điểm như sau:

  • Tính thẩm mỹ cao:

Ưu điểm nổi bật nhất của chỉnh nha mặt trong là đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ cho người sử dụng. Thay vì gắn lên mặt ngoài của răng như các phương pháp thông thường, các bác sĩ sẽ cố định mắc cài ở phía bên trong. Nhờ vậy, mọi người xung quanh rất khó phát hiện ra bạn đang niềng răng. 

Niềng răng mắc cài măt lưỡi có tính thẩm mỹ cao

Niềng răng mắc cài măt lưỡi có tính thẩm mỹ cao

  • Hiệu quả niềng răng tốt

Các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực răng hàm mặt đã chia sẻ, hiệu quả mà niềng răng mặt trong đem lại không hề thua kém so với kỹ thuật niềng răng bằng mắc cài truyền thống. Mắc cài và dây cung sẽ tác động một lực lên răng, hỗ trợ răng di chuyển tới vị trí thích hợp. Phương pháp này có thể khắc phục được triệt để tất cả các ca chỉnh nha như răng mọc lộn xộn, sai khớp cắn, hàm hô, hàm móm…

  • Không gây ảnh hưởng tới bề mặt răng

Do mắc cài được gắn vào mặt bên trong của răng nên bề mặt răng sẽ không bị ảnh hưởng khi bác sĩ tiến hành tháo gỡ các khí cụ chỉnh nha. Với phương pháp này, bạn sẽ không cần lo đến trường hợp răng xuất hiện những đốm trắng, gây mất thẩm mỹ.

3.2. Điểm hạn chế của kỹ thuật niềng răng mặt trong

Bên cạnh những ưu điểm trên, niềng răng mặt trong vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Khó khăn, phức tạp khi vệ sinh và chăm sóc răng miệng

Các mắc cài gắn vào mặt trong của răng chắc chắn sẽ khiến cho việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian mới có thể loại bỏ toàn bộ mảng bám ở trong kẽ răng, mắc cài, dây cung. Nếu như không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, vi khuẩn sẽ rất dễ sinh sôi, phát triển, làm răng nguy cơ mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu…

  • Ảnh hưởng tới quá trình ăn nhai, giao tiếp

Khi sử dụng phương pháp này, bạn có thể cảm thấy bị cộm cấn, khó chịu do mắc cài được gắn vào bên trong của răng. Mắc cài, dây cung dễ tiếp xúc, cọ xát trực tiếp với lưỡi, khiến bạn gặp khó ăn khi ăn nhai và trò chuyện với mọi người.

3.3. Có nên áp dụng phương pháp niềng răng mặt trong hay không?

Giống như các phương pháp niềng răng thông thường, chỉnh nha mặt trong cũng có những ưu, nhược điểm riêng. Do đó, bạn nên căn cứ theo nhu cầu làm đẹp của bản thân, tình trạng răng miệng,… để chọn được kỹ thuật chỉnh nha tốt nhất cho mình.

Nhìn chung, kỹ thuật niềng răng này phù hợp với những người yêu cầu tính thẩm mỹ cao, làm những công việc đặc thù, thường xuyên phải đứng trước đám đông và giao tiếp với nhiều người như diễn viên, ca sĩ, giáo viên, MC… Tuy nhiên, muốn biết được chính xác mình có phù hợp với phương pháp này không, bạn cần đến bệnh viên, cơ sở răng hàm mặt uy tín để bác sĩ, chuyên gia thăm khám và tư vấn.

4. Niềng răng mặt trong có đau không?

Niềng răng mặt trong có đau không?” luôn là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm trước khi quyết định áp dụng kỹ thuật này. Chỉnh nha là một giải pháp giúp răng dịch chuyển tới đúng vị trí chuẩn ở trên cung hàm. Do đó, cho dù bạn lựa chọn phương pháp nào thì tình trạng đau nhức, khó chịu cũng rất khó tránh khỏi.

Đối với niềng răng mặt trong, sự ê nhức răng thường xuất hiện trong giai đoạn bác sĩ gắn mắc cài, siết chặt dây cung… Tuy nhiên, thông thường cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất khi các bộ phận bên trong khoang miệng như môi, nướu, má… đã thích ứng được với mắc cài. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các thiết bị, công nghệ hiện đại, mức độ đau nhức khi niềng răng đã được giảm xuống đáng kể nên bạn không cần quá lo lắng.

Niềng răng mặt trong có đau không?

Niềng răng mặt trong có đau không?

5. Kinh nghiệm khi đi niềng răng mặt trong

Để ca chỉnh nha mặt trong diễn ra thuận lợi, đạt được kết quả tốt nhất, bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau:

5.1. Cách giảm triệu chứng khó chịu

Như chúng tôi đã chia sẻ trong phần trên, hầu hết những người chỉnh nha đều sẽ gặp phải triệu chứng khó chịu, đau nhức răng. Để giảm thiểu cảm giác này, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:

  • Sử dụng túi đá, chườm lên phía bên ngoài vị trí niềng răng. Cơn đau buốt, khó chịu sẽ nhanh chóng được giảm bớt.
  • Dùng sáp nha khoa để bôi lên những vị trí sắc nhọn trên mắc cài, dây cung, hạn chế tình trạng mắc cài cọ xát, gây tổn thương tới các bộ phận trong khoang miệng như nướu, lưỡi…
  • Xoa nướu nhẹ nhàng để các mô nhanh chóng thích ứng được với mắc cài, giúp làm giảm cảm giác đau nhức, khó chịu.
  • Bạn có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau theo đúng đơn mà bác sĩ đã kê, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bên ngoài để tránh tình trạng kích ứng, đau nhức kéo dài.
  • Đặt nhẫn răng vào trong tủ lạnh để làm đông, sau đó, bạn cho vào miệng và nhai nhẹ nhàng. Khi nhẫn di chuyển xung quanh khoang miệng, cơn đau của bạn sẽ nhanh chóng được giảm bớt.
Sáp nha khoa có công dụng hỗ trợ giảm đau khi niềng răng

Sáp nha khoa có công dụng hỗ trợ giảm đau khi niềng răng

5.2. Vệ sinh sao cho sạch

Việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của ca chỉnh nha. So với những phương pháp khác, vệ sinh răng miệng khi niềng răng mặt trong thường khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Bạn nên lưu ý những vấn đề sau để răng miệng luôn sạch sẽ:

  • Đánh răng khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày sau khi ăn bằng bàn chải lông mềm, dành riêng cho những người đang niềng răng. Ngoài ra, bạn nên chải kỹ cả mắc cái để loại bỏ toàn bộ mảng bám, thức ăn ở đây.
  • Thay vì sử dụng tăm như bình thường, bạn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng, hạn chế tình trạng mắc cài bị bung, tuột.
  • Nếu như có điều kiện kinh tế, bạn có thể đầu tư một máy tăm nước để giúp khoang miệng có cảm giác thoải mái, mát mẻ hơn.
  • Sử dụng nước súc miệng đều đặn mỗi ngày ngay sau khi chải răng để ngăn ngừa vi khuẩn gây nên các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu…
Nước súc miệng hỗ trợ loại bỏ toàn bộ vi khuẩn trong khoang miệng

Nước súc miệng hỗ trợ loại bỏ toàn bộ vi khuẩn trong khoang miệng

5.3. Niềng răng mặt trong nên ăn những thực phẩm gì?

Trong quá trình chỉnh nha, răng thường rất yếu và nhạy cảm. Do đó, bạn cần loại bỏ những thức ăn cứng, dai, dễ bám dính ra khỏi thực đơn hàng ngày. Những đồ ăn của người niềng răng cần phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, mềm, ít mảnh vụn như:

  • Những đồ ăn được chế biến từ sữa như: phô mai, sữa chua, bơ mềm…
  • Các loại bánh mềm, không rắc hạt.
  • Thực phẩm chín ở dạng mềm, lỏng như: cháo, súp,…
  • Các món ăn được làm từ trứng như: bánh flan, trứng luộc…
  • Rau xanh, trái cây mềm, sinh tố, nước ép hoa quả

6. Niềng răng mặt trong bao nhiêu tiền?

Nhờ ưu điểm vượt trội về tính thẩm mỹ nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả chỉnh nha cao nên niềng răng mắc cài mặt lưỡi sẽ có giá nhỉnh hơn so với kỹ thuật chỉnh nha thông thường. Hiện mức giá niềng răng mặt trong đối với mắc cài trên thị trường dao động trong khoảng 85 – 115 triệu đồng.

Tuy nhiên, chi phí này còn phụ thuộc vào tình trạng của răng. Nếu như răng chỉ bị lệch lạc ở mức độ nhẹ thì mức giá trung bình sẽ khoảng 85 triệu đồng. Ngược lại, trong trường hợp răng mọc lộn xộn, sai khớp cắn nặng thì chi phí chỉnh nha trong khoảng 105 – 115 triệu đồng. Để biết được “niềng răng mặt trong bao nhiêu tiền?”, bạn nên đến bệnh viện uy tín, các bác sĩ sẽ kiểm tra, chụp X-quang răng và báo giá chỉnh nha chính xác nhất.

Niềng răng mặt trong bao nhiêu tiền tùy thuộc vào tình trạng răng hàm của mỗi người

Niềng răng mặt trong bao nhiêu tiền tùy thuộc vào tình trạng răng hàm của mỗi người

7. Niềng mặt trong trả góp tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Paris

Chính sách niềng răng trả góp tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Paris được ra đời với mục đích hỗ trợ khách hàng đang muốn sở hữu hàm răng đẹp nhưng gặp khó khăn về kinh tế. Theo quy định của bệnh viện, khách hàng chỉ cần trả trước khoảng 50 – 70% tổng chi phí niềng răng. Số tiền còn lại sẽ được thanh toán trong 6 – 10 tháng tiếp theo với lãi suất 0%.

Bệnh viện Paris cam kết không thay đổi bảng giá niềng răng mặt trong trong thời gian trả góp nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng đồng thời với những chính sách khuyến mãi, ưu đãi hiện có của bệnh viện để tối ưu chi phí chỉnh nha.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trong bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về phương pháp niềng răng mặt trong. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến kỹ thuật này, hãy gọi ngay tới số hotline của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Paris để được tư vấn, giải đáp nhé!

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ niềng răng
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi