Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Niềng răng móm có đau không, 5 giai đoạn niềng răng cần biết

Niềng răng móm có đau không? Bạn sẽ gặp phải tình trạng đau nhức, khó chịu khi niềng móm do lực nắn chỉnh từ khí cụ hoặc các thủ thuật nha khoa khác như nhổ răng, đặt thun tách kẽ… Nhưng nhìn chung tình trạng trên sẽ không kéo quá dài. Bạn có thể khắc phục bằng nhiều cách khác nhau như lựa chọn phương pháp niềng trong suốt giúp hạn chế đau, ăn đồ ăn mềm, hạn chế thực phẩm quá cứng…

1. Niềng răng móm có đau không

Vì tác động của lực kéo hoặc các thủ thuật nha khoa khác nên trong quá trình niềng răng móm, khách hàng vẫn sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu trong một số thời điểm.

Về bản chất thì niềng răng móm cũng sử dụng các khí cụ đặc biệt để tác động, di chuyển răng về đúng vị trí. Vì vậy, trong suốt quá trình thực hiện sẽ không gây ra bất kỳ tác động xâm lấn nào đến xương hàm, mô nướu, trừ trường hợp kéo răng ngầm.

Tuy nhiên, có một điều bạn cần phải biết rằng là cảm giác đau đó không hề kinh khủng như nhiều người vẫn nghĩ. Hơn thế, tình trạng trên cũng chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định sau đó lại bình thường.

Hơn thế, với sự phát triển của khoa học – công nghệ ngày càng có nhiều phương pháp niềng răng móm được ứng dụng. Không chỉ được cải tiến vượt bậc về nhiều khía cạnh mà chúng còn giúp hạn chế tối đa các cơn đau nhức trong suốt quá trình chỉnh nha, điển hình phải kể đến phương pháp niềng răng trong suốt.

Niềng răng móm có đau không

Niềng răng móm có đau không

2. Niềng răng móm đau nhất ở giai đoạn nào

Quá trình niềng răng móm sẽ trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau, tuy nhiên sẽ có 5 giai đoạn sẽ bị đau là thực hiện điều trị tổng quát răng miệng, đặt thun tách kẽ, mới gắn mắc cài – dây cung, nhổ răng tạo khoảng trống và rút dây cung – siết răng hàng tháng.

Nhưng giai đoạn niềng răng móm đau nhất vẫn là thời điểm mới gắn mắc cài và dây cung, thậm chí cảm giác khó chịu đó còn kéo dài trong suốt 1 – 2 tuần đầu tiên.

2.1. Giai đoạn thực hiện điều trị tổng quát răng miệng

Trước khi chính thức gắn mắc cài, dây cung hoặc đeo hay niềng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và điều trị tổng quát các vấn đề, bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, nha chu,…

Đặc biệt, trong các trường hợp bị viêm tủy nặng bác sĩ phải tiến hành điều trị dứt điểm để tránh gây ra các biến chứng phức tạp hơn. Hầu hết những khách hàng đều đánh giá là việc điều trị tủy đều đau và khó chịu. 

Giai đoạn thực hiện điều trị tổng quát răng miệng

Giai đoạn thực hiện điều trị tổng quát răng miệng

2.2. Giai đoạn đặt thun tách kẽ

Đặt thun tách kẽ răng là một thủ thuật nha khoa được thực hiện với mục đích tạo ra các khoảng trống trên cung hàm, để các răng di chuyển tốt và đồng thời tạo điều kiện để lắp, gắn các khí cụ chỉnh nha dễ dàng hơn.

Kỹ thuật đặt thun tương đối phức tạp và tạo ra áp lực giữa các kẽ răng nên khó tránh khỏi cảm giác đau, ê buốt răng trong vài ngày.

Bên cạnh đó, do sự xuất hiện của các dây thun nên thức ăn dễ bị giắt lại, khiến việc vệ sinh răng miệng tốn công, mất nhiều thời gian. Nên nhiều khách hàng vẫn thường chia sẻ đây là giai đoạn cảm thấy khó chịu nhất khi niềng răng.

2.3. Giai đoạn mới gắn mắc cài và dây cung

Đây chính là giai đoạn niềng răng bị đau nhất trong suốt cả quá trình. Khi mới gắn mắc cài và dây cung các bộ phận trong khoang miệng sẽ chưa thể thích ứng ngay được nên sẽ thường xuyên bị sưng má, tổn thương mô mềm, đau nhức.

Hơn thế, chỉ vài ngày sau khi gắn mắc cài và dây cung thì răng đã bắt đầu dịch chuyển, lực tác động nên thân răng sẽ hình thành nên các cơn đau âm ỉ. 

Tình trạng trên sẽ kéo dài trong khoảng 1 – 2 tuần, ảnh hưởng đến cả việc ăn uống. Nhưng sau khoảng thời gian đó, khi đã quen với sự xuất hiện của các khí cụ thì mọi thứ đều hết sức bình thường.

Giai đoạn mới gắn mắc cài và dây cung

Giai đoạn mới gắn mắc cài và dây cung

2.4. Giai đoạn nhổ răng tạo để khoảng trống trên cung hàm

Tất nhiên không phải tất cả mọi người khi niềng răng móm đều sẽ phải nhổ răng. Nhưng với các trường hợp cung hàm không còn chỗ trống, quá nhiều răng, răng khểnh mọc lệch lên trên nhiều… thì bác sĩ thường chỉ định nhổ răng để tạo không gian cho răng di chuyển.

Dù trong quá trình thực hiện bác sĩ sẽ gây tê, nhưng do các tác động xâm lấn nên sau đó bạn vẫn sẽ bị sưng đau trong 2 – 3 ngày. Tất nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì sau khi nhổ răng bác sĩ luôn kê đơn thuốc giảm đau, chống viêm nên rất nhanh chóng sẽ phục hồi.

2.5. Giai đoạn rút dây cung và tăng lực siết răng hàng tháng

Để đảm bảo về hiệu quả, giải quyết tình trạng răng móm thì định kỳ cứ 4 – 6 tuần bạn cần đến gặp bác sĩ để rút dây cung và siết răng.

Quá trình trên sẽ điều chỉnh lại lực của dây cung nên sẽ khiến hàm răng chịu áp lực khá mạnh, dẫn đến tình trạng đau nhức, căng tức trong 1 – 3 ngày nhất là khi ăn nhai.

Giai đoạn rút dây cung và tăng lực siết răng hàng tháng

Giai đoạn rút dây cung và tăng lực siết răng hàng tháng

3. Một số lưu ý để hạn chế các cơn đau nhức sau niềng răng móm

Những cơn đau nhức khi niềng răng móm là tình trạng không thể tránh khỏi, thậm chí chúng còn xảy ra vào nhiều giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hạn chế điều đó bằng một số cách như sau:

Thứ nhất: Niềng răng móm sẽ bớt đau hơn khi bạn lựa chọn phương pháp chỉnh nha bằng khay trong. Với cấu tạo đặc biệt là hệ thống khay niềng trong suốt, ôm sát thân răng, bề mặt trơn nhẵn nên sẽ không gây sưng tấy, tổn thương các bộ phận trong khoang miệng.

Thứ hai: Nên tiến hành chỉnh nha càng sớm, đặc biệt là cho trẻ niềng trong giai đoạn vàng từ 12 – 16 tuổi. Bởi tuổi càng cao thì cấu trúc xương hàm sẽ càng cứng, việc nắn chỉnh răng không chỉ khó mà còn đau nhiều hơn.

Thứ ba: Trong các giai đoạn niềng răng bị đau bạn nên ưu tiên các món mềm, dễ ăn nhai như cháo, súp, đồ hầm… giúp răng không phải hoạt động nhiều gây đau nhức, mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Thứ tư: Khi niềng móm bạn cần hạn chế các thực phẩm quá cứng, quá dai hoặc những món dễ dính răng. Chúng có thể trở thành nguyên nhân khiến mắc cài bị tuột, dây cung bị cong khiến bạn bị đau nhiều hơn.

Thứ năm: Ngoài việc uống thuốc theo đơn thì bạn nên chườm lạnh hoặc sử dụng thực phẩm lạnh để giảm đau.

Một số lưu ý để hạn chế các cơn đau nhức sau niềng răng móm

Một số lưu ý để hạn chế các cơn đau nhức sau niềng răng móm

Như vậy với câu hỏi niềng răng móm có đau không, chúng tôi đã giải đáp rất chi tiết trong bài. Mong rằng qua đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và đồng thời có sự chuẩn bị tâm lý thật tốt trước khi niềng răng. Vì đau nhức, khó chịu là cảm giác mà bất kỳ ai cũng sẽ gặp phải trong quá trình chỉnh nha.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ niềng răng
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 212 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi