Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Nướu răng có đốm trắng do đâu? Nên xử lý như thế nào mới tốt?

Nướu răng có đốm trắng có thể do các bệnh lý như loét miệng, bạch sản, áp xe răng, viêm lợi,…, Các đốm trắng sẽ phát triển thành thành mảng, đốm nhỏ hoặc liên kết theo dạng mạng lưới như ren. Tùy theo nguyên nhân mà cách xử lý sẽ có sự khác nhau nhất định, ngoài việc đến cơ sở ý tế thì bạn có thể áp dụng các phương pháp dân gian như dùng gừng, lá kinh giới,…

1. Những bệnh lý gây nên tình trạng nướu răng có đốm trắng

Những đốm trắng trên nướu răng thông thường sẽ là triệu chứng, dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nào đó hoặc các bệnh lý răng miệng như bạch sản, áp xe, hoại tử sàn miệng,… Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng mà không ít người đã và đang gặp phải.

Đốm trắng có trên nướu răng có thể xuất hiện với nhiều kiểu khác nhau như phát triển theo các mảng, từng đốm nhỏ hoặc các đốm nhỏ liên kết thành mạng lưới như ren.

Kèm theo đó là một số đặc điểm nổi bật khác nhau dày, cứng, gây đau đớn, khó chịu. Tuy nhiên, về mức độ cũng như triệu chứng thì còn phải phụ thuộc trực tiếp vào nguyên nhân là gì. Và không phải cứ có đốm trắng trên vùng nướu là sẽ có đầy đủ các đặc điểm mà chúng tôi đề cập đến.

1.1. Bệnh bạch sản

Bệnh bạch sản là nguyên nhân điển hình gây ra các mảng trắng dày trong khoang miệng ở các vị trí như nướu, má trong, lưỡi và thậm chí là ở cả đấy miệng.

Theo các bác sĩ nha khoa, bạch sản chính là hệ quả từ chính những sự kích ứng, tổn thương bên trong gây nên. Ví dụ như thói quen hay cắn vào má trong, các mắc cài, dây thun khi niềng răng thường bị bung ra gây tổn thương các mô mềm,…

Kể từ khi xuất hiện các mảng trắng do bệnh bạch sản sẽ trở nên dày lên nhanh chóng, rất khó để cạo đi. Hơn thế còn có rất nhiều dấu hiệu, triệu chứng khác nhau. Nhưng các bạn có thể yên tâm, vì đây không phải là bệnh lý lây nhiễm giữa người với người.

Về tỷ lệ mắc bệnh thì nam giới sẽ cao hơn nữ giới, thường ở trong độ tuổi 50 – 70. Đối với những người có thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu, bia thì tỷ lệ bị bạch sản cũng sẽ tăng lên.

Bệnh bạch sản

Bệnh bạch sản – Bệnh lý gây nên tình trạng nướu răng có đốm trắng

1.2. Áp xe răng 

Áp xe răng chính là một dạng biến chứng từ sâu răng hay các bệnh lý về nướu, với đặc trưng nổi bật là sưng lợi, mặt vùng bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Toàn bộ khoang miệng sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu, các trường hợp nặng còn có thể gây ngạt thở do tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp.

Khi quan sát vùng bị áp xe, các bạn sẽ thấy phần nướu gần răng xuất hiện những đốm trắng. Thực chất đây chính là các ổ mủ khi đè vào rất đau hoặc có thể khiến mủ chảy ra ngay lập tức.

Nếu như không được điều trị kịp thời, các ổ mủ có thể ngày càng phát triển lớn hơn, lan rộng ra các vùng khác theo hướng vi khuẩn tấn công. Các đầu trắng mủ trên nướu cũng sẽ là vị trí đau nhất.

1.3. Viêm nướu, viêm lợi

Tình trạng viêm nướu, viêm lợi ban đầu có thể chỉ là những vùng bị sưng tấy, đỏ hoặc thẫm mẫu. Tuy nhiên, theo thời gian bệnh lý ngày càng nặng và có thể khiến vùng bị tổn thương chuyển sang màu trắng.

Sự thay đổi màu sắc ở vùng nướu khi bị viêm nhiễm là có thể trông thấy rõ bằng mắt thường. Đây là bệnh lý không quá nghiêm trọng nhưng nếu không biết cách điều trị, chăm sóc tốt có thể chuyển sang viêm nha chu.

Chính vì vậy, các bác sĩ nha khoa luôn đưa ra lời khuyên trong việc điều trị viêm nướu, viêm lợi đúng cách càng sớm càng tốt. Ngoài các biến chứng nguy hiểm thì khi bệnh lý phát triển nặng việc chữa trị sẽ khó hơn và cũng mất nhiều thời gian, tiền bạc của bạn.

Viêm nướu, viêm lợi

Viêm nướu, viêm lợi – Bệnh lý gây nên tình trạng nướu răng có đốm trắng

1.4. Nấm miệng

Nấm miệng là tình trạng gây ra các vết sưng trắng hoặc vàng nhạt trên nướu răng. Ở giai đoạn đầu, bệnh sẽ không có các dấu hiệu quá rõ ràng, ngay cả những mảng màu trắng cũng chỉ xuất hiện vào giai đoạn sau.

Thường tình trạng sẽ gặp nhiều ở trẻ sơ sinh, bé mới biết đi với các tên gọi khác nhau như tưa miệng hay candida miệng. Nhưng đây là một bệnh lý răng miệng cũng khá lành tính, mức độ nhiễm trùng nhẹ.

Đối với những người có hệ miễn dịch yếu, nấm miệng sẽ phát triển nhanh chóng và lây lan ra các khu vực khác. Bên cạnh đó, những người mắc bệnh tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn.

1.5. Loét miệng làm nướu răng có đốm trắng

Loét miệng hay còn gọi là nhiệt miệng, là một trong những bệnh lý rất phổ biến ở nước ta. Dấu hiệu ban đầu của bệnh là xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng có kích thước nhỏ ( 1- 2mm) trên nướu.

Sau đó các đốm trắng sẽ ngày một phát triển, to hơn so với ban đầu và trở nên dễ vỡ. Chỉ cần một tác động nhỏ các đốm trắng sẽ vỡ ra và tạo thành vết loét đỏ có đáy màu vàng hoặc trắng rất rát.

Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần, gây nên rất nhiều ảnh hưởng tới hoạt động ăn uống cũng như sinh hoạt thường nhật. Ngoài ra, nếu vết loét miệng không thể tự khỏi thì sẽ chuyển sang giai đoạn viêm cấp gây sốt, nổi hạch.

Ngoài ra, tình trạng đốm trắng trên nướu còn xuất phát từ một số bệnh khác nhưng ít gặp hơn như ung thư nướu răng, địa y miệng, bệnh Lichen planus,… Vì vậy để biến được rõ nguyên nhân là gì cần phải thăm khám bác sĩ trực tiếp.

Loét miệng làm nướu răng có đốm trắng

Loét miệng làm nướu răng có đốm trắng

2. Một số triệu chứng thường đi kèm với nướu răng có đốm trắng

Đại đa số khi nướu răng có đốm trắng sẽ đi kèm với một số triệu chứng nhất định như sưng tấy, đau nhức, hôi, đắng miệng và sốt cao. Các triệu chứng trên thực chất cũng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh lý.

Do ban đầu khi đốm trắng mới hình thành có thể chưa xuất hiện thêm một triệu chứng nào khác, nên nhiều người sẽ chủ quan trong vấn đề điều trị. Nhưng sau đó, khi tình trạng diễn biến theo chiều xấu đi thì hàng loại các biến chứng sẽ xảy ra.

2.1. Nướu răng có đốm trắng sưng to

Triệu chứng có đốm trắng sưng to thường gặp ở các bệnh như áp xe răng, nhiệt miệng. Do sự tấn công của vi khuẩn khiến nướu bị kích ứng gây nên tình trạng sưng tấy rất khó chịu.

Thậm chí chúng còn phát triển thành các ổ mủ ở dưới chân răng hoặc các dạng mụn nước. Nhưng càng về sau chúng sẽ càng sưng to hơn cho đến khi bị vỡ chảy mủ hoặc thành các vết loét gây đau rát, khó chịu.

Về tổng thể chung thì các đốm trắng sưng to không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn gây cản trở đến các hoạt động sinh hoạt khác như ăn uống, giao tiếp, vệ sinh,….

2.2. Đau nhức răng

Các đốm trắng khi phát triển ở ngay dưới chân răng hoặc vùng nướu ôm quanh thân răng thì đều gây nên những cơn đau nhức, tần suất có thể tăng lên nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời.

Điển hình là tình trạng áp xe răng, với các ổ mủ phát triển dưới chân răng hay bệnh lý viêm nướu, viêm lợi. Không chỉ đau mà người bệnh còn cảm thấy thân răng như bị lung lay, dễ bị chảy máu dù chỉ là đánh răng.

2.3. Thấy hôi và đắng miệng

Do sự tấn công hoặc sự tổn thương các mô mềm trong khoang miệng mới mang đến điều kiện thuật lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển nên khi các đốm trắng xuất hiện, rất nhiều người sẽ cảm thấy hơi thở mình có mùi khó chịu cũng như đắng miệng bất thường. 

Nhất là khi các đốm trắng đấy phát triển thành mủ và bị vỡ ra thì tình trạng trên lại càng nặng hơn. Ngay cả những bạn bị viêm nướu, lợi hay các bé bị nấm miệng thì ở giai đoạn đầu hơi thở đã bắt đầu bị hôi đi.

Hơn thế, triệu chứng đắng miệng cũng là một dấu hiệu rất đặc trưng của bệnh nấm miệng. Cả hai triệu chứng trên nếu kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến việc giao tiếp, ăn uống mà còn tác động đến tâm lý của chúng ta.

2.4. Sốt cao không thuyên giảm

Hầu hết các bệnh lý là nguyên nhân gây ra đốm trắng trên răng khi chuyển biến nặng hơn, tức vi khuẩn đa lan rộng ra các khu vực khác, ăn sâu vào trong xương ổ răng đều có nguy cơ gây ra sốt cao không thuyên giảm.

Ngay cả đối với bệnh nấm miệng thường gặp ở trẻ nhỏ cũng vậy, khi nấm bệnh bắt đầu xâm nhập vào các cơ quan khác như hệ hô hấp hay dạ dày còn gây ra các biến chứng khác nghiêm trọng hơn.

Một số triệu chứng thường đi kèm với nướu răng có đốm trắng

Một số triệu chứng thường đi kèm với nướu răng có đốm trắng

3. Nướu răng xuất hiện đốm trắng thì xử lý như nào?

Đến ngay cơ sở y tế, ngừng hút thuốc lá, tăng cường vệ sinh và súc miệng bằng lá kinh giới là các biện pháp thường được áp dụng khi nướu răng có đốm trắng.

Nhưng trên thực tế, việc điều trị tình trạng trên cần phải dựa trên nguyên nhân là gì, từ đó các bác sĩ sẽ được ra phương án điều trị tốt nhất. 

3.1. Đến ngay cơ sở y tế

Khi đốm trắng xuất hiện chúng có thể chỉ là dấu hiệu của một bệnh lý lành tính, nhưng hoàn toàn đây lại là cảnh báo của một bệnh lý đang phát triển nặng lên. Vì vậy, cách tốt nhất là hãy đến ngay cơ sở ý tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn cụ thể. 

Bởi không phải ai trong chúng ta cũng có đầy đủ kiến thức, chuyên môn để phân biệt các bệnh lý răng miệng.

Đến ngay cơ sở y tế

Đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị tốt nhất

3.2. Ngừng hút thuốc lá

Như đã đề cập đến ở phần trên, đối với bệnh bạch sản thì người có thói quen thường xuyên hút thuốc sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Hơn thế, đây cũng là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý răng miệng khác.

Nên khi các đốm trắng hình thành bạn nên ngừng lại việc hút thuốc lá đã trở thành một thói quen của mình để tránh tình trạng chuyển biến nặng.

3.3. Tăng cường vệ sinh răng miệng

Đốm trắng trên nướu đều do các bệnh lý gây nên, là sự xâm nhập, tấn công của vi khuẩn. Do đó, hãy tăng cường vệ sinh răng miệng để hạn chế tối đa sự viêm nhiễm cũng như loại bỏ các vi khuẩn gây hại.

3.4. Uống trà gừng

Trong gừng có rất nhiều đặc tính vượt trội như kháng khuẩn, chống viêm nên chúng thường được áp dụng trong rất nhiều phương pháp dân gian trị các bệnh lý về răng miệng. Ngay cả đối với tình trạng đốm trắng đi kèm với hôi miệng thì việc sử dụng gừng sẽ phát huy được hiệu quả cao.

Uống trà gừng

Uống trà gừng giúp xử lý tình trạng đốm trắng hiệu quả

3.5. Súc miệng lá kinh giới

Trà/nước kinh giới là một phương thức lâu đời để chữa trị các bệnh lý liên quan đến răng miệng được nhiều người truyền tai nhau.

Đối với những ai đang bị loét miệng thì càng không nên bỏ qua phương pháp trên. Trong lá kinh giới có chứa rất nhiều hoạt chất có lợi trong việc điều trị các ổ nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành.

Tuy rằng là một tình trạng phổ biến, nhưng nướu răng có đốm trắng vẫn có thể dấu hiệu cảnh báo về một bệnh lý nguy hiểm nào đấy. Chính vì vậy, chúng ta không nên mang tâm lý chủ quan mà hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân là gì bằng việc đến các bệnh viện, phòng khám uy tín để thăm khám kỹ lưỡng.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ Nướu răng có đốm trắng
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 212 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi