Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Phẫu thuật cười hở lợi có nguy hiểm không? – GS. Philippe Tarot giải đáp

Cười hở lợi không phải là một bệnh lý liên quan đến hàm mặt, tuy nhiên nó lại khiến cho nhiều người cảm thấy tự ti và ngại giao tiếp. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Phẫu thuật cười hở lợi có nguy hiểm không? GS. Philippe Tarot của Bệnh viện RHM Paris sẽ giải đáp tất cả những câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

1. Có nên chữa cười hở lợi không?

Theo những chia sẻ của GS. Philippe Tarot, cười hở lợi là tình trạng phần lợi hở ra hơn 3mm khi cười. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này có thể là độ cao của răng và lợi không cân xứng, xương hàm phát triển quá mức, nướu dài sau khi điều trị chỉnh nha…

Cười hở lợi là tình trạng phần lợi hở ra hơn 3mm khi cười.

Cười hở lợi là tình trạng phần lợi hở ra hơn 3mm khi cười.

Một nụ cười đẹp, duyên dáng chính là một điểm mạnh, giúp tạo ấn tượng tốt với người đối diện. Do đó, những người cười hở lợi rất mặc cảm, tự ti khi giao tiếp. Họ thường phải lấy tay che miệng khi cười, thậm chí không dám cười thoải mái khi nói chuyện với người khác. Điều này đã vô tình tạo nên một bức tường ngăn cách họ với những người xung quanh.

Vậy nên chữa cười hở lợi là một việc làm cần thiết và nên được tiến hành sớm. Khách hàng cần đến trực tiếp cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn. Tùy thuộc vào mức độ cười hở lợi cũng như tình trạng răng hiện tại của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả nhất.

2. Phẫu thuật cười hở lợi có nguy hiểm không?

Chữa cười hở lợi đã được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa nhận định về độ an toàn do quy trình tương đối đơn giản, ít xâm lấn và thời gian hồi phục nhanh chóng.

Tuy nhiên, hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều đơn vị quảng cáo trá hình, bác sĩ không có chuyên môn, cơ sở vật chất không đảm bảo. Nếu như khách hàng lựa chọn những nơi như vậy thì có thể phải đối mặt với những nguy hiểm sau:

2.1. Tái phát cười hở lợi

Nguyên nhân dẫn đến trường hợp này là bác sĩ không có chuyên môn, tay nghề kém, chẩn đoán sai,không khắc phục được triệt để hiện tượng cười hở lợi.

Khi gặp phải những bác sĩ “non tay”, bạn sẽ thấy tình trạng hở lợi tái phát rất sớm, chỉ khoảng 1-2 tháng sau phẫu thuật. Thậm chí, một vài người còn bị ở mức độ nặng hơn so với ban đầu, cười lệch, vùng lợi hở không đều nhau… Điều đó khiến họ cảm thấy vô cùng tự ti và mặc cảm khi giao tiếp với người khác.

2.2. Phẫu thuật cười hở lợi có nguy hiểm không? – Chảy máu kéo dài

Trong khi phẫu thuật, các bác sĩ chạm vào mạch máu, dẫn đến chảy máu kéo dài, khó kiểm soát. Tình trạng này nếu như không được xử lý kịp thời có thể khiến cho cơ thể mệt mỏi, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Không chỉ vậy, nếu như bác sĩ dùng thuốc tê không đúng chuẩn cũng có thể ảnh hưởng tới khâu cầm máu, làm cho vùng lợi xuất huyết quá mức kiểm soát.

2.3. Ê buốt răng

Kỹ thuật của bác sĩ không tốt, quá trình cắt lợi và tạo hình ổ xương răng được thực hiện quá nhiều lần có thể khiến khách hàng bị tụt lợi, hở chân răng, gây ê buốt, đau nhức kéo dài. Nếu tình trạng đau nhức này quá nghiêm trọng, khách hàng sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống, nghỉ ngơi, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Bác sĩ xử lý không tốt có thể gây nên tình trạng ê nhức, đau buốt răng kéo dài

Bác sĩ xử lý không tốt có thể gây nên tình trạng ê nhức, đau buốt răng kéo dài

2.4. Phẫu thuật cười hở lợi có nguy hiểm không? – Nhiễm trùng

Nếu việc xử lý, vệ sinh vết mổ không được thực hiện tốt thì sẽ tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển, gây nhiễm trùng vết mổ. Những biểu hiện đầu tiên khi vết mổ bị nhiễm trùng là sốt cao, vết mổ bị chảy mủ, sưng… Ngay khi phát hiện những dấu hiệu này, bạn cần nhanh chóng tới đơn vị uy tín, chuyên nghiệp để được bác sĩ kiểm tra và có phương án xử lý kịp thời.

3. Phẫu thuật cười hở lợi được diễn ra theo quy trình như thế nào?

Phẫu thuật cười hở lợi sẽ an toàn, không để lại biến chứng nếu như được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, gồm 4 bước như sau:

3.1. Bước 1: Bác sĩ khám và tư vấn

Trước tiên, khách hàng sẽ tới bệnh viện, cơ sở nha khoa để bác sĩ thăm khám, kiểm tra. Sau khi xác định được chính xác nguyên nhân và mức độ cười hở lợi mà khách hàng đang gặp phải, bác sĩ sẽ tư vấn và đề xuất phương án điều trị phù hợp nhất.

3.2. Bước 2: Kiểm tra sức khỏe, vệ sinh răng miệng

Trước khi phẫu thuật cười hở lợi, khách hàng sẽ được bác sĩ kiểm tra sức khỏe tổng quát để tránh những biến chứng, rủi ro có thể xảy ra. Nếu sức khỏe của khách hàng đảm bảo, đủ điều kiện để phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ để hạn chế tối đa trường hợp nhiễm trùng vết mổ.

3.3. Bước 3: Tiến hành phẫu thuật

Ca phẫu thuật được tiến hành trong phòng vô trùng với những trang thiết bị hiện đại. Bác sĩ tiêm thuốc tê hoặc gây mê để giảm cảm giác đau đớn cho khách hàng.

Tùy thuộc vào phương pháp chữa cười hở lợi được áp dụng, các bác sĩ sẽ sử dụng những khí cụ nha khoa cần thiết. Sau khi ca phẫu thuật được hoàn tất, bác sĩ tiến hành khâu lại vết mổ bằng chỉ sinh học.

Ca phẫu thuật cười hở lợi cần được tiến hành trong phòng vô trùng

Ca phẫu thuật cười hở lợi cần được tiến hành trong phòng vô trùng

3.4. Bước 4: Chăm sóc sau dịch vụ

Khi ca mổ kết thúc, khách hàng sẽ được chuyển tới phòng hồi sức để chăm sóc sức khỏe. Sau đó, bác sĩ  kê đơn thuốc và hướng dẫn cách vệ sinh, chăm sóc vết mổ tại nhà.

4. Những lưu ý để tránh nguy hiểm, biến chứng khi chữa cười hở lợi

Thông thường, vết mổ cười hở lợi sẽ lành sau khoảng 1 tuần. 6 tuần tiếp theo, xương hàm đã dần ổn định trở lại. Tuy nhiên, để tránh những biến chứng, rủi ro, khách hàng cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:

4.1. Lựa chọn bệnh viện, cơ sở nha khoa chuyên nghiệp, được cấp phép

Một trong những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả, mức độ an toàn của ca phẫu thuật hở lợi chính là lựa chọn đơn vị uy tín, chất lượng. Nếu như chọn những cơ sở kém chuyên nghiệp, bác sĩ không có chuyên môn, khách hàng sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng như: đau nhức, chảy máu kéo dài, nhiễm trùng vết mổ…

Một đơn vị nha khoa chuyên nghiệp, uy tín cần phải đáp ứng được tất cả các tiêu chí sau:

  • Có giấy phép hoạt động của bộ y tế.
  • Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng giỏi, có trình độ chuyên môn cao và am hiểu sâu về lĩnh vực răng hàm mặt.
  • Có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại.
  • Có chế độ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng sau khi cung cấp dịch vụ.
  • Quy trình chữa bệnh đạt tiêu chuẩn.

Với 14 chi nhánh tại nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước cùng đội ngũ bác sĩ đầu ngành, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, Bệnh viện RHM Paris đã cung cấp dịch vụ cho hàng ngàn khách hàng khác nhau và đều nhận lại những phản hồi tích cực. Khi sử dụng dịch vụ chữa cười hở lợi tại đây, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về mức độ an toàn, không cần lo lắng đến những biến chứng, nguy hiểm hậu phẫu thuật.

4.2. Chăm sóc cẩn thận sau phẫu thuật

Để vết mổ nhanh lành và hạn chế biến chứng, khách hàng cũng cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, về chế độ sinh hoạt, chăm sóc răng miệng sau phẫu thuật, khách hàng cần chú ý những điều sau:

  • Chỉ nên ăn những thực phẩm, thức ăn ở dạng mềm như cháo, súp… để phần xương hàm tránh phải hoạt động mạnh.
  • Ăn nhiều hoa quả và rau xanh để bổ sung chất xơ và các vitamin cần thiết cho cơ thể, đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
  • Không ăn thịt bò, thịt gà, đồ nếp. Bởi đây là những thực phẩm khiến cho vết thương lâu lành, môi bị thâm, gây mất thẩm mỹ cho gương mặt.
  • Trong vòng 2 ngày đầu tiên, vết mổ vẫn có thể chảy máu, khách hàng nên cầm miếng gạc và ép chặt vào vị trí máu rỉ. Bạn cũng nên súc miệng 1-2 lần/ngày bằng nước muối loãng, sau đó sang ngày thứ 4 có thể sử dụng bàn chải mềm để đánh răng nhẹ nhàng.
  • Trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật, tuyệt đối không được tác động mạnh vào vết mổ.
Sau phẫu thuật chỉ nên ăn những thức ăn dạng mềm như súp, cháo... phẫu thuật cười hở lợi có nguy hiểm không

Sau phẫu thuật chỉ nên ăn những thức ăn dạng mềm như súp, cháo…

Như vậy, theo chia sẻ của GS. Philippe Tarot, phẫu thuật cười hở lợi có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn đơn vị nha khoa và chế độ chăm sóc. Nếu như bạn đang có nhu cầu muốn được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ này, hãy đến ngay cơ sở Bệnh viện RHM Paris gần nhất hoặc để lại thông tin dưới đây nhé!.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ cười hở lợi
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi