Phẫu thuật độn cằm hoàn toàn không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Bởi bác sĩ chỉ rạch một đường nhỏ ở niêm mạc miệng chứ không xâm lấn sâu vào cấu trúc xương. Tuy nhiên, phẫu thuật độn cằm có nguy hiểm không nếu như bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, miếng độn chất lượng kém hoặc chăm sóc sai cách, bạn vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro như: bầm tím kéo dài, nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, tác động xấu tới răng liền kề, ngộ độc thuốc tê…
Theo bác sĩ Joyce Nguyễn – bác sĩ tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Thẩm Mỹ Paris, phẫu thuật độn cằm không gây nguy hiểm đến sức khỏe và không có nhiều rủi ro như trượt cằm hay các phương pháp chỉnh hình xâm lấn nhiều khác.
Bởi về bản chất, độn cằm chỉ là một kỹ thuật thẩm mỹ đơn giản, không hề tác động sâu vào vùng cấu trúc xương hàm. Cụ thể, các bác sĩ tạo một đường mổ nhỏ ở vùng niêm mạc miệng và đặt miếng độn để thay đổi độ nhô của cằm.
Đặc biệt trước khi tiến hành phẫu thuật độn cằm, các bác sĩ thẩm mỹ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng thể, giúp hạn chế tối đa những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện.
Tuy nhiên, phẫu thuật độn cằm chỉ thực sự an toàn nếu như bạn thực hiện ở những địa chỉ uy tín. Ngược lại, cơ sở kém chuyên nghiệp thường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như bác sĩ chuyên môn kém, trang thiết bị lạc hậu, không đảm bảo vô khuẩn… Khi đó, bạn sẽ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm sau khi thẩm mỹ.
Phẫu thuật độn cằm không gây nguy hiểm đến sức khỏe
Sau khi kết thúc quá trình độn cằm, bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhẹ do thuốc gây tê đã hết tác dụng. Do độn cằm vẫn có sự tác động của dao kéo nên những cơn đau nhức là điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng bởi hiện tượng đau nhức sau khi phẫu thuật độn cằm chỉ ở mức độ nhẹ và thường kéo dài khoảng vài ngày. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau nên những cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm và không gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng sưng tấy sau khi độn cằm. Đây chỉ là một phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể khi bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài và làm tổn thương bề mặt da. Chỉ sau khoảng 5 – 7 ngày, tình trạng độn cằm bị sưng sẽ dần dần biến mất. Khi đó, bạn hoàn toàn có thể tự tin với một dáng cằm đẹp và thanh tú.
Mặc dù đã được các chuyên gia thẩm mỹ đánh giá cao về mức độ an toàn nhưng nếu bạn độn cằm ở cơ sở kém uy tín thì độn cằm vẫn có thể xuất hiện những biến chứng như: bầm tím kéo dài, nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, tác động xấu tới răng liền kề…
Các chuyên gia trong lĩnh vực thẩm mỹ đã nhận định, bầm tím và tụ máu là hiện tượng hoàn toàn bình thường sau khi độn cằm do mạch máu vẫn chưa lưu thông hoàn toàn. Thông thường, tình trạng trên sẽ giảm dần và biến mất sau đó ít ngày nên bạn cũng không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, bầm tím, tụ máu ở cằm có thể kéo dài nếu như bạn chăm sóc vết thương không đúng cách hoặc bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật. Chúng không chỉ gây mất thẩm mỹ toàn bộ khuôn mặt mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Trên thực tế, có không ít người đã gặp phải biến chứng nhiễm trùng sau khi phẫu thuật độn cằm tại những cơ sở thẩm mỹ hoạt động “chui”, không uy tín. Nhiễm trùng có các dấu hiệu điển hình như cằm tím tái, sưng đau dài ngày, chảy máu kéo dài, nổi cục u ở cằm, sốt cao…
Đây được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất khi độn cằm. Nếu bạn không có phương án xử lý kịp thời có thể dẫn tới nhiễm trùng máu và gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Biến chứng nhiễm trùng sau khi độn cằm
Cằm là một khu vực tồn tại rất nhiều dây thần kinh quan trọng. Chỉ cần một sai sót nhỏ của bác sĩ trong quá trình thực hiện cũng có thể làm cho dây thần kinh bị chèn ép và tổn thương nghiêm trọng.
Những dấu hiệu điển hình cho thấy bạn đã bị tổn thương dây thần kinh khi độn cằm là: tê, ngứa ra, mất cảm giác cằm, cứng hàm… Tình trạng trên chắc chắn sẽ khiến bạn gặp nhiều trở ngại trong quá trình ăn nhai hoặc giao tiếp hàng ngày.
Vị trí mà bác sĩ cần can thiệp khi phẫu thuật độn cằm nằm rất gần xương ổ răng hàm dưới. Nếu bác sĩ rạch quá sâu thì có thể tác động trực tiếp tới xương ổ răng và gây ra cảm giác đau đớn kéo dài. Thậm chí, cấu trúc răng cửa và răng nanh hàm dưới còn có thể bị tổn thương nghiêm trọng.
Trong trường hợp răng đã bị hư hỏng nặng, không thể phục hồi được bằng các phương pháp thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để tránh ảnh hưởng xấu tới các răng còn lại trên cung hàm. Khi đó, bạn phải trồng răng giả để khôi phục tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của hàm răng.
Về bản chất, quá trình độn cằm hoàn toàn nằm ở trong khoang miệng nên sẽ không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu như bác sĩ rạch niêm mạc miệng quá sâu hoặc bạn không kiêng khem cẩn thận sau khi nhổ răng thì việc xuất hiện sẹo xấu trên khuôn mặt rất dễ xảy ra. Khi đó, tính thẩm mỹ của tổng thể gương mặt chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Để giảm thiểu mức độ đau nhức cũng như giúp quá trình phẫu thuật độn cằm diễn ra thuận lợi, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc gây tê với một liều lượng phù hợp. Ngộ độc thuốc tê thường xảy ra khi bác sĩ không test phản ứng thuốc trước hoặc sử dụng thuốc chất lượng kém.
Hiện tượng trên thường có các triệu chứng như đắng miệng, nhìn mờ, ù tai, co giật, hôn mê… Nguy hiểm hơn, ngộ độc thuốc gây tê khi độn cằm còn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Những nguyên nhân chính gây ra những rủi ro sau khi độn cằm là: bác sĩ chuyên môn không tốt, vật liệu độn chất lượng kém, trang thiết bị lạc hậu và chăm sóc vết thương không đúng cách.
Trình độ chuyên môn và tay nghề của bác sĩ là yếu tố chính tác động trực tiếp tới thành công và mức độ an toàn của ca phẫu thuật độn cằm. Nếu như bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, thao tác rạch miệng và đưa miếng độn vào cằm không chính xác có thể vô tình chạm đến dây thần kinh cũng như các bộ phận liền kề.
Ngoài ra, bác sĩ tiêm thuốc tê sai liều lượng cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng ngộ độc thuốc tê. Do đó mà nhiều người sẵn sàng bỏ thêm cả chục triệu đồng để được trực tiếp các bác sĩ có chuyên môn phẫu thuật độn cằm.
Vật liệu được sử dụng để độn cằm có chất lượng kém hoặc đã hết hạn sử dụng sẽ không thể tương thích với cơ thể. Chúng nhanh chóng bị đào thải chỉ sau một thời gian ngắn.
Không chỉ vậy, vật liệu độn chất lượng không tốt cũng là một trong những lý do hàng đầu gây nhiễm trùng, mưng mủ… Thậm chí, chúng còn có thể ăn sâu vào da, máu khiến vết thương bị hoại tử. Do đó, các bác sĩ luôn khuyến cáo nên sử dụng những vật liệu độn cằm có xuất xứ rõ ràng và được kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng.
Vật liệu độn kém chất lượng có thể gây ra biến chứng sau độn cằm
Bên cạnh chuyên môn của bác sĩ, trang thiết bị và công nghệ cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ an toàn của độn cằm. Nếu không có sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại, bác sĩ rất khó có thể xác định được chính xác cấu trúc cằm và xây dựng phương án thực hiện tối ưu. Không chỉ vậy, quá trình độn cằm còn rất dễ xâm lấn tới các bộ phận xung quanh như mạch máu, dây thần kinh, chân răng…
Chưa hết, những tế bào ở trong cơ thể con người rất nhạy cảm. Nếu như các thiết bị sử dụng trong quá trình phẫu thuật không được khử khuẩn, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu và gây ra biến chứng nhiễm trùng.
Sau khi phẫu thuật độn cằm, các mô mềm đang trong quá trình tái tạo và thích ứng với chất liệu độn. Do đó, bạn cần chăm sóc cẩn thận và đúng cách để vết thương mau chóng hồi phục.
Nếu như bạn chủ quan, vệ sinh vết thương sai cách hoặc không kiêng khem cẩn thận sau độn cằm thì có thể để lại sẹo xấu cùng nhiều rủi ro khác như: nhiễm trùng, đau nhức, sưng tấy kéo dài…
Tất cả các biến chứng có thể xảy ra sau khi độn cằm mà chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên đều rất nguy hiểm. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu lạ, bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện. Các bác sĩ sẽ kiểm tra vùng cằm, xác định chính xác nguyên nhân gây ra biến chứng và có phương án xử lý tối ưu.
Nếu như những biến chứng xảy ra trong một khoảng thời gian dài thì sẽ rất khó khắc phục triệt để. Hơn nữa, chúng còn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Nếu như bạn lựa chọn phương pháp độn cằm bằng sụn tự thân thì có thể duy trì vĩnh viễn mà không hề bị đào thải. Bởi các bác sĩ thẩm mỹ sẽ sử dụng chính phần xương hàm để làm chất liệu độn nên khả năng tương thích với cơ thể rất cao.
Đối với kỹ thuật độn cằm bằng sụn nhân tạo, bạn có thể sở hữu khuôn mặt thanh tú với một chiếc cằm đẹp trong khoảng 10 – 20 năm. Thậm chí, hiệu quả thẩm mỹ còn có thể duy trì lâu hơn nếu như bạn chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên, độ bền của phương pháp độn cằm phụ thuộc phần lớn vào tay nghề của bác sĩ thực hiện. Những bác sĩ có chuyên môn kém, thực hiện sai kỹ thuật không chỉ làm giảm độ bền của miếng độn mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Phương pháp độn cằm không có hiệu quả vĩnh viễn
Để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bạn cần lưu ý một vài vấn đề trước và sau khi độn cằm.
Muốn quá trình độn cằm diễn ra suôn sẻ, an toàn và hiệu quả, bạn nên nắm rõ một số vấn đề dưới đây:
Như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ đến ở trong phần trên, cách chăm sóc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ hồi phục vết thương. Do đó, để vết thương mau lành và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra, bạn cần chú ý một vài vấn đề sau đây:
Người mới độn cằm không nên ăn thịt bò
Mọi vấn đề liên quan đến câu hỏi “phẫu thuật độn cằm có nguy hiểm không” đều đã được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Có thể nói, đây là một kỹ thuật đơn giản và an toàn trong lĩnh vực thẩm mỹ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chọn đơn vị uy tín và chăm sóc đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra..
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt