Câu trả lời cho thắc mắc “phẫu thuật hàm móm bao lâu thì lành?” là khoảng 10 ngày, vùng mặt hết sưng, nhức. 6 tuần tiếp theo, vết mổ đã dần lành lại. Xương hàm sẽ ổn định hoàn toàn sau khoảng 3 – 6 tháng.
Phẫu thuật chỉnh sửa hàm móm là kỹ thuật xâm lấn tới cấu trúc xương hàm dưới để khắc phục tình trạng khớp cắn ngược và cải thiện chức năng ăn nhai. Đây là phương pháp rất phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải dày dặn về kinh nghiệm và có chuyên môn tốt.
Theo chia sẻ của các chuyên gia, phương pháp phẫu thuật hàm móm sẽ phù hợp với:
Phẫu thuật hàm móm giúp khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn
Để có thể giải đáp được câu hỏi “phẫu thuật hàm móm bao lâu thì lành?”, trước tiên, bạn cần nắm rõ được quy trình các bước thực hiện. Thông thường, ca nắn chỉnh hàm móm sẽ gồm có các bước như sau:
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng xương hàm của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng, giúp cho bác sĩ xác định được chính xác nguyên nhân và mức độ sai lệch khớp cắn.
Sau đó, khách hàng sẽ được bác sĩ kiểm tra sức khỏe tổng quát bằng xét nghiệm máu, nước tiểu, đo huyết áp… Trong trường hợp khách hàng gặp phải các bệnh lý nguy hiểm như máu khó đông, cao huyết áp,… bác sĩ sẽ dời lại ca phẫu thuật để đảm bảo an toàn.
Nếu như sức khỏe của khách hàng đủ tiêu chuẩn để phẫu thuật, bác sĩ đưa ra phương án chỉnh hàm móm tối ưu nhất và xây dựng phác đồ điều trị chi tiết.
Ngoài ra, tại các bệnh viện răng hàm mặt lớn, bác sĩ sẽ áp dụng công nghệ 3D tiên tiến. Thông qua công nghệ, khách hàng dễ dàng thấy trước được hình ảnh gương mặt của mình sau khi phẫu thuật. Qua đó, khách hàng có thể đưa ra được quyết định chính xác nhất.
Nếu như khách hàng đồng ý với phương án trên, bác sĩ sẽ gây mê theo một liều lượng phù hợp. Thuốc mê có tác dụng giảm thiểu sự đau đớn, giúp khách hàng thoải mái trong suốt quá trình phẫu thuật hàm móm.
Khi thuốc mê đã phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ tạo một đường mổ nhỏ ở hàm dưới. Sau đó, bác sĩ sử dụng những dụng cụ, máy móc cần thiết để cắt và nắn chỉnh xương hàm sao cho cân đối với hàm bên trên. Khi khớp cắn hai hàm đã đều nhau, bác sĩ sẽ dùng minivis để cố định xương hàm và khâu lại vết mổ bằng chỉ tự tiêu.
Sau khi ca phẫu thuật hàm móm kết thúc, khách hàng cần ở lại bệnh viện khoảng 1 – 2 ngày để bác sĩ theo dõi vết mổ. Nếu như mọi thứ đều ổn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hẹn lịch tái khám với khách hàng.
Theo chia sẻ của các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực răng hàm mặt chia sẻ, sau khoảng 3 – 6 tháng, vết mổ hàm móm sẽ hồi phục hoàn toàn. Tiến độ lành vết thương qua từng giai đoạn như sau:
Khoảng vài giờ sau khi phẫu thuật, thuốc tê bắt đầu hết tác dụng. Những cơn đau nhức, khó chịu sẽ nhanh chóng kéo tới. Do có sự tác động của dao kéo, xâm lấn trực tiếp tới cấu trúc của xương hàm dưới nên tình trạng ê nhức là điều khó tránh khỏi.
Thông thường, cảm giác ê nhức, sưng tấy sẽ đạt đỉnh điểm trong khoảng 1 – 3 ngày đầu tiên. Bước sang ngày thứ 4, sự đau nhức ở hàm vẫn còn nhưng đã bắt đầu có sự thuyên giảm. Sau khoảng 10 ngày, tình trạng đau sẽ hoàn toàn biến mất.
Cảm giác đau nhức, khó chịu sau khi phẫu thuật hàm móm
Sau khoảng 6 tuần, xương hàm dưới dần dần lành lại. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong quá trình hồi phục hậu phẫu thuật hàm móm. Bạn cần đặc biệt lưu ý đến việc vệ sinh, chăm sóc và ăn uống để tránh làm tổn thương đến xương hàm.
Khoảng 3 – 6 tháng sau khi phẫu thuật hàm móm, xương hàm đã lành tới 90%. Khi đó, bạn đã sở hữu một hàm răng đều, đẹp, khớp cắn chuẩn. Sinh hoạt của bạn cũng có thể trở lại như lúc ban đầu.
Như vậy, thời gian hồi phục sau khi chỉnh hàm móm tương đối nhanh. Do đó, thay vì lo lắng phẫu thuật hàm móm bao lâu thì lành, bạn nên giữ cho mình tâm lý thoải mái để quá trình thực hiện diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả tốt nhất.
Theo nhận định của các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, chế độ chăm sóc ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hồi phục vết mổ sau khi phẫu thuật hàm móm. Muốn vết thương nhanh lành, bạn cần lưu ý một vài kinh nghiệm sau đây:
Sau khi kết thúc ca phẫu thuật kết thúc, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để hỗ trợ giảm đau, viêm nhiễm và sưng tấy vết mổ. Bạn cần uống thuốc theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ hướng dẫn để tránh làm ảnh hưởng tới tiến trình hồi phục vết thương. Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc ở bên ngoài. Việc làm này có thể gây nên tình trạng vết mổ bị sưng tấy kéo dài.
Khi mới phẫu thuật, phần xương hàm dưới vẫn chưa có sự ổn định, dễ dàng bị xê dịch nếu như chịu ảnh hưởng của lực mạnh. Do đó, bạn không nên cười, nói quá to hoặc có những tác động mạnh tới vị trí phẫu thuật để hạn chế tình trạng chảy máu, sưng đau. Thậm chí, có người đã gặp phải biến chứng mặt mất cân đối do thực hiện những động tác mạnh, khiến xương hàm dưới lệch hẳn sang một bên.
Không nên cười, nói quá to sau phẫu thuật hàm móm
Sau khi phẫu thuật hàm móm, bạn cần vệ sinh, chăm sóc răng miệng sạch sẽ để tránh tình trạng vi khuẩn lây lan, gây nhiễm trùng, mưng mủ vết mổ. Tuy nhiên, trong 1 tuần đầu tiên, bạn chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý để tiêu diệt vi khuẩn gây hại ở trong khoang miệng.
Đến tuần thứ 2, bạn có thể sử dụng bàn chải lông mềm để đánh răng nhưng cần hạn chế tác động, cọ xát tới vết mổ ở hàm dưới. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ toàn bộ cặn thức ăn thừa còn sót trên răng.
Những ngày đầu tiên sau khi cắt nướu, bạn chỉ nên ăn những thức ăn, thực phẩm mềm, lỏng như cháo, súp… Bởi lợi vẫn đang còn rất yếu và dễ bị tổn thương. Ngoài ra, bạn cũng cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung thêm dưỡng chất và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Bên cạnh đó, để vết cắt lợi nhanh lành, bạn cần hạn chế:
Thời gian lành vết mổ sau khi phẫu thuật cắt nướu cười hở của mỗi người là khác nhau. Theo chia sẻ của các chuyên gia, khả năng hồi phục sau khi phẫu thuật hàm móm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe, cách chăm sóc, tay nghề bác sĩ…
Tình trạng sức khỏe của khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian lành vết mổ hàm móm. Những người có cơ địa tốt, không mắc bệnh lý thì vết thương chắc chắn sẽ mau hồi phục hơn người có sức đề kháng kém.
Như những gì chúng tôi đã chia sẻ ở trên, cách chăm sóc tác động lớn tới thời gian lành vết mổ hậu phẫu thuật hàm móm. Nếu bạn sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh vết thương không đúng theo hướng dẫn của bác sĩ thì vết mổ sẽ khó hồi phục hơn. Thậm chí có không ít người gặp những biến chứng như chảy máu kéo dài, nhiễm trùng… do chăm sóc sai cách.
Với phương pháp phẫu thuật chỉnh hàm móm, các bác sĩ sẽ tác động trực tiếp để nắn chỉnh cấu trúc xương hàm. Nếu bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật, không xâm lấn tới các bộ phận khác ở trên khoang miệng thì thời gian lành vết mổ sẽ nhanh hơn và ngược lại. Như vậy, khả năng hồi phục vết mổ hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và tay nghề của bác sĩ.
Phẫu thuật hàm móm bao lâu thì lành tùy thuộc vào tay nghề bác sĩ
Các dụng cụ, máy móc có vai trò hỗ trợ bác sĩ trong việc thăm khám, lên phác đồ điều trị và nắn chỉnh hàm móm. Nếu như bạn chỉnh hàm ở những bệnh viện lớn với những trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, chắc chắn các quá trình trên sẽ diễn ra chuẩn xác và nhanh chóng hơn. Nhờ vậy, thời gian phẫu thuật hàm móm sẽ được rút ngắn đi đáng kể.
Giữa hàng trăm đơn vị chỉnh hàm móm trên thị trường, Bệnh Viện Răng Hàm Mặt thẩm mỹ Paris luôn được rất nhiều khách hàng tin cậy và lựa chọn. Bệnh viện quy tụ một đội ngũ bác sĩ lành nghề, kỹ thuật tốt và am hiểu về các phương pháp nắn chỉnh hàm móm. Ngoài ra, Bệnh Viện Răng Hàm Mặt thẩm mỹ Paris còn có những thế mạnh nổi bật sau:
Các chuyên gia, bác sĩ tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt thẩm mỹ Paris
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong bài viết trên, các bạn đã giải đáp được thắc mắc “phẫu thuật hàm móm bao lâu thì lành?”. Nếu như đang gặp bất kỳ vấn đề gì liên quan đến răng, hàm, bạn hãy đến ngay Bệnh Viện Răng Hàm Mặt thẩm mỹ Paris để được chuyên gia, bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt