Phẫu thuật môi hàm ếch là phương pháp can thiệp vào vùng môi, hàm trên và mũi của người bị dị tật môi hàm ếch. Mục đích là hoàn thiện cấu tạo khuôn mặt, cải thiện chức năng ăn nhai, nói. Đây là 1 dị tật bẩm sinh từ trong bụng mẹ, không phải là 1 căn bệnh xuất hiện khi lớn lên.
Môi hàm ếch hay còn gọi là hở hàm ếch. Dị tật này phần lớn hình thành trong 3 tháng đầu của thai kỳ với tỷ lệ 1,7/1000 trẻ. Chúng làm ảnh hưởng lớn đến khía cạnh thẩm mỹ và tâm lý của trẻ khi lớn lên.
Trẻ bị môi hàm ếch có các mô tạo nên vòm miệng không liên kết hoàn toàn với nhau trong thời kỳ hình thành vòm miệng. Trẻ sinh ra có những dấu hiệu sau:
– Có một vết nứt ở giữa môi và vòm miệng. Vết nứt như một khe nhỏ ở trên môi hoặc có thể nứt kéo dài từ môi xuyên qua nướu đến dưới phần mũi.
– Trẻ hở hàm ếch nhẹ có phần môi lệch, có khe nứt nhỏ trong vòm họng.
– Trẻ hở hàm ếch nặng bị sứt môi, có thể biến dạng mũi, mặt lệch, không khép được môi.
Có 3 nguyên nhân gây ra trẻ bị môi hàm ếch:
– Do di truyền: cha mẹ hoặc người cùng huyết thống từ đời trước bị môi hàm ếch, sinh con ra cũng bị môi hàm ếch.
– Do tác nhân bên ngoài: người mẹ bị ảnh hưởng bởi các chất hóa học (Dioxin, Thalidomide), tia X, nhiễm virus rubella, sởi, cúm…
– Do người mẹ: người mẹ sinh con trên 35 tuổi. Mẹ mắc bệnh đái tháo đường, béo phì, suy dinh dưỡng; uống bia, rượu, hút thuốc lá, stress; cảm cúm, nhiễm trùng; lậu, giang mai.
Trẻ bị hở hàm ếch sẽ gặp phải một số khó khăn trong cuộc sống. Cụ thể:
– Ảnh hưởng về thẩm mỹ: khe hở làm biến dạng cả xương ổ răng, xương hàm trên, sai khớp cắn; mặt lệch 1 phần hoặc lệch cả 2 bên.
– Ảnh hưởng trong các hoạt động chức năng: khó bú, khó thở. Đặc biệt là nói năng khó khăn, nghe kém, nhiễm trùng tai, khó nhai nuốt.
– Ảnh hưởng tâm lý: cảm thấm buồn chán, thất vọng, mặc cảm, oán trách cha mẹ, tự ti. Nhiều trẻ bị bạn bè trêu chọc, sống khép mình. Lâu dần bị mắc các bệnh tâm lý như tự kỷ, trầm cảm, chống đối xã hội…
Tuy nhiên, bị môi hàm ếch có thể không làm ảnh hưởng đến trí não của trẻ. Trẻ vẫn có thể phát triển cơ thể và trí thông minh như người bình thường.
Kết luận: Trẻ bị hở hàm ếch, sứt môi là điều không ai mong muốn. Thay vì tự oán trách mình và suy nghĩ tiêu cực thì cha mẹ hãy tìm đến các phương pháp phẫu thuật môi hàm ếch. Nền y học hiện nay cực kỳ phát triển. Dị tật này có thể được chữa khỏi mà không để lại nhiều di chứng nghiêm trọng.
Trẻ bị môi hàm ếch cần được phẫu thuật sớm để hạn chế xảy ra các biến chứng cho cơ thể. Sau đây bác sĩ sẽ cung cấp những thông tin về phẫu thuật hở hàm ếch để cha mẹ tham khảo.
Có 3 giai đoạn phù hợp để phẫu thuật cho trẻ bị hở hàm ếch.
Can thiệp: cho trẻ đến bệnh viện răng hàm mặt để làm khí chỉnh hình riêng. Khí cụ này giúp thu hẹp khe hở cho bé dễ bú. Trẻ đeo cố định khí cụ cho đến khi phẫu thuật môi.
Cha mẹ cần chuẩn bị: bình sữa chuyên dụng cho trẻ dị tật ở miệng. Trẻ rất khó khăn để uống được lượng sữa như trẻ bình thường khác. Vì vậy cha mẹ hãy kiên nhẫn, cho bú nhiều lần trong ngày và không cho bú lâu quá, tránh trẻ bị yếu, mất sức.
Can thiệp: trẻ được phẫu thuật đóng khe hở môi. Sau đó tạo hình môi và mũi theo tỷ lệ phù hợp. Điều kiện cần: trẻ được 3 tháng tuổi sứt môi kết hợp hở hàm ếch 1 bên + cân nặng đủ 5kg; trẻ đủ 6 tháng tuổi, sứt môi 2 bên + cân nặng đủ 6kg.
Cha mẹ cần chuẩn bị: trẻ 6 tháng tuổi đang là thời kỳ ăn dặm. Cha mẹ bổ sung thức ăn nhiều calo, vitamin, khoáng chất… để cung cấp dinh dưỡng cho con. Trẻ có thể bị trào ngược dạ dày do cơ mở của dạ dày yếu. Trẻ đẩy thức ăn sau miệng dẫn đến bị ho, sặc và sợ hãi. Cha mẹ cần bình tĩnh lại và không ép ăn ngay. Cho trẻ ăn từ từ và học kỹ năng sơ cứu khi con bị sặc.
Can thiệp: phẫu thuật chỉnh hàm nhẹ và phẫu thuật khe hở vòm khẩu cái với điều kiện nặng trên 10kg.
Cha mẹ cần chuẩn bị: học cách chăm sóc vết mổ cho trẻ. Đảm bảo vết mổ nhanh lành sẹo, không nhiễm trùng và gây ra biến chứng. Sau phẫu thuật môi hàm ếch trẻ không được bú bình để bảo vệ vết thương. Vì vậy, trước đó cha mẹ nên cho trẻ làm quen dần với thìa, đũa .
Lời khuyên của chuyên gia:
– Cha mẹ không nên phẫu thuật môi hàm ếch quá sớm cho trẻ dưới 5kg. Vì lúc này cơ thể trẻ đang rất yếu, việc chăm sóc hậu phẫu rất khó khăn. Tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ và nghe theo lời khuyên phẫu thuật của bác sĩ.
– Cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý trước khi cho bé phẫu thuật. Điều đầu tiên là cần tỉnh táo, bình tĩnh, sắp xếp thời gian hợp lý để chuẩn bị chăm sóc hậu phẫu cho con.
– Cha mẹ cung cấp đầy đủ và trung thực về tình hình sức khỏe của con như: sinh đủ hay thiếu tháng, có dị ứng thuốc không, hay ốm vặt không, có dấu hiệu bất thường gì… Đặc biệt là tiền sử bệnh tật từ gia đình như: bố/mẹ bị bệnh di truyền gì, đời trước cùng huyết thống (ông bà, cụ kỵ) có người bị các bệnh về đông máu, xương thủy tinh, động kinh… không.
Như bác sĩ chia sẻ bên trên, thời gian phẫu thuật môi hàm ếch ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi của trẻ trong tương lai. Nếu trẻ được phẫu thuật sớm sẽ có nhiều thuận lợi.
– Có nhiều thời gian liền sẹo hơn
– Trẻ phát âm dễ dàng và chuẩn hơn khi đến giai đoạn tập nói
– Các răng mọc đều đặn trên cung hàm, 2 cung hàm khớp nhau => ăn nhai nhanh nhẹn
– Ngăn chặn những biến chứng xảy ra trong khoang miệng như viêm tủy răng, viêm nha chu, sâu răng…
– Ổn định tâm lý: trẻ đi học không bị bạn bè trêu chọc.
Gia đình, đặc biệt là người mẹ cần chú ý những điều sau để bảo vệ sức khỏe cho con:
– Đi khám thai theo đúng thời gian chỉ định của bác sĩ
– Người mẹ tiêm phòng, bổ sung vitamin tổng hợp trước khi mang thai để không bị nhiễm virus cúm, sởi, đậu mùa… và hạn chế tối đa các dị tật bẩm sinh trong đó có môi hàm ếch.
– Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, ăn rau xanh, thịt, hải sản đầy đủ
– Tuyệt đối không uống bia rượu, thuốc lá, chất kích thích khác
– Phụ nữ nên dùng từ 0.4 – 1 mg axit folic (vitamin B) mỗi ngày giúp cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh.
– Không sử dụng vitamin A quá liều vì tim và não bộ của nhau thai có thể bị ảnh hưởng. – Cuối cùng: cha mẹ nên xem xét về vấn đề di truyền trước khi mang thai để có quyết định đúng đắn nhất.
Hở hàm ếch là một trong những nỗi lo của mẹ bầu, đặc biệt với gia đình có tiền sử di truyền. Tuy nhiên hở hàm ếch có thể chữa được. Cha mẹ nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ có chuyên môn tư vấn kịp thời. Phẫu thuật môi hàm ếch là lựa chọn tốt nhất cho trẻ em không may mắc dị tật này. Gia đình, bạn bè và bác sĩ chính là chỗ dựa tinh thần lớn nhất cho cha mẹ.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt