Hiện tượng răng bị đen ở mặt trong diễn ra lâu ngày có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe như: hôi miệng, tụt nướu, viêm nha chu và nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để khắc phục, bạn có thể áp dụng 3 phương pháp sau: lấy cao răng, tẩy trắng răng và bọc răng sứ.
Tình trạng răng đen ở mặt bên trong thường xảy ra do 4 nguyên nhân chính sau: vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, thói quen hút thuốc lá và bệnh lý sâu răng.
Nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng đen răng mặt trong là do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Nhiều người chỉ có thói quen chải răng ở mặt ngoài mà bỏ qua mặt trong của răng. Các mảng bám, cặn thức ăn tồn tại lâu ngày sẽ dần hình thành nên cao răng. Sau một thời gian, cao răng sẽ dần chuyển thành màu đen.
Răng bị đen ở mặt trong
Thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định đối với những người mắc phải các bệnh do vi khuẩn gây ra như: viêm tai giữa, viêm xương khớp, nhiễm trùng da… Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh đang diễn ra rất phổ biến. Có không ít người chỉ bị sốt hoặc viêm họng nhẹ cũng tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh để uống. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho răng bị đen mặt trong. Bởi nếu sử dụng thuốc quá nhiều, thành phần tetracyclin trong thuốc kháng sinh có thể khiến răng bị xỉn màu, thân răng xuất hiện những đốm đen gây mất thẩm mỹ.
Thuốc lá cũng là một thủ phạm làm đen răng ở mặt bên trong. Thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại, trong đó có nicotine. Đây là một chất dễ bám dính vào răng và làm cho răng bị xỉn màu, có đốm đen sau một thời gian dài sử dụng. Không chỉ vậy, thói quen hút thuốc lá còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu…
Bên cạnh những nguyên nhân mà chúng tôi đề cập đến ở trên, tình trạng răng đen ở mặt trong còn có thể là hậu quả của bệnh lý sâu răng. Các vi khuẩn gây hại dần dần tấn công và ăn mòn lớp men răng, khiến cho thân răng, bề mặt răng xuất hiện những mảng màu đen. Nếu không được chữa trị kịp thời, vi khuẩn có thể ăn sâu vào tủy gây viêm nhiễm, hoại tử…
Sâu răng là nguyên nhân khiến cho răng bị đen
Hiện tượng răng đen ở mặt trong nếu như không được xử lý kịp thời có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng như: hơi thở có mùi khó chịu, tụt nướu, viêm nha chu và nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Những đốm đen xuất hiện ở trên thân răng là nơi tồn đọng rất nhiều vi khuẩn có hại, trong đó có vi khuẩn gây mùi. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng hôi miệng.
Hơi thở có mùi hôi, khó chịu khiến cho nhiều người tự ti và mặc cảm khi giao tiếp. Thậm chí, có không ít người dần sống khép kín, ngại hòa nhập với môi trường xung quanh và đánh mất đi nhiều cơ hội để phát triển trong công việc và cuộc sống
Cao răng đen không được khắc phục nhanh chóng sẽ làm tăng nguy cơ đứt gãy các mối liên kết giữa lợi và thân răng, gây nên hiện tượng tụt nướu. Đây chính là điều kiện cực kỳ thuận lợi để vi khuẩn tiếp tục phát triển và tấn công các mô xung quanh chân răng, làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý viêm nha chu.
Răng đen mặt trong có thể gây tụt nướu
Răng đen ở mặt trong không được xử lý nhanh chóng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại tiếp tục phát triển và xâm lấn vào sâu trong tủy và xương hàm.
Nếu tình trạng trên diễn ra trong khoảng thời gian dài, bạn sẽ phải đối mặt với các bệnh nguy hiểm như viêm tủy răng, u nang chân răng, áp xe xương ổ răng… Đây đều là những bệnh lý răng miệng rất nguy hiểm, có thể khiến răng bị lung lay mạnh, thậm chí là mất răng vĩnh viễn
Theo nhận định của nhiều bác sĩ hoạt động trong lĩnh vực răng hàm mặt, trường hợp răng bị đen ở mặt bên trong hoàn toàn có thể được tẩy trắng, giúp khôi phục lại tính thẩm mỹ như lúc ban đầu. Tuy nhiên, để đảm bảo đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn không nên tự thực hiện. Bởi cao răng đen bám rất chặt vào thân răng và không thể dễ dàng loại bỏ bằng các phương pháp làm trắng răng tại nhà như sử dụng chanh, muối ăn baking soda.
Thay vì thế, bạn nên tới trực tiếp cơ sở nha khoa uy tín. Các bác sĩ sẽ thăm khám răng miệng và sử dụng những thiết bị chuyên dụng để làm bung lớp cao răng. Chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng đen răng ở mặt bên trong chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.
3 phương pháp chính để khắc phục tình trạng đen răng mặt trong gồm có: lấy cao răng, tẩy trắng răng và bọc răng sứ. Tùy vào tình trạng răng miệng của mỗi người, các bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp tối ưu.
Nếu như hiện tượng răng bị đen do vôi răng gây ra, biện pháp hoàn hảo nhất chính là lấy cao răng. Các bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ, thiết bị nha khoa cần thiết để làm sạch các mảng bám và cao răng đen trên thân răng. Như vậy, tình trạng răng đen mặt trong đã được khắc phục hoàn toàn.
Đối với trường hợp răng bị đen do thực phẩm, thói quen hút thuốc lá hoặc nhiễm màu chất kháng sinh, bạn cần áp dụng phương pháp tẩy trắng răng để có được hiệu quả nhanh chóng và tốt nhất. Bởi răng đã bị đen từ phần ngà bên trong nên chỉ cạo vôi răng thông thường sẽ không thể giúp răng trắng sáng trở lại.
Các bác sĩ có thể làm màu răng trắng hơn bằng hóa chất hoặc kết hợp hóa chất với công nghệ laser nếu như răng bị đen ở mức độ nặng. Ánh sáng laser sẽ kích hoạt các chất tẩy trắng để tạo nên phản ứng hóa học giúp cắt đứt các phân tử màu có trong ngà răng, giúp khắc phục tình trạng răng đen hiệu quả.
Tẩy trắng răng bằng công nghệ laser
Phương pháp bọc răng sứ được áp dụng nếu răng bị đen mặt trong do bệnh lý sâu răng. Khi đó, răng đã bị đen từ sâu trong cấu trúc răng nên không thể sử dụng phương pháp lấy cao răng hay tẩy trắng thông thường để khắc phục.
Các bác sĩ sẽ tiến hành chữa trị triệt để bệnh sâu răng và làm sạch vết sâu. Sau đó, bác sĩ bọc răng sứ để lấy lại vẻ trắng sáng và bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, kỹ thuật bọc răng sứ chỉ thực sự phù hợp đối với trường hợp chân răng còn cứng chắc. Nếu như vi khuẩn đã ăn sâu vào tủy, khiến răng lung lay mạnh, không thể giữ được răng thì bạn nên nhổ bỏ và phục hình lại bằng phương pháp cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant.
Hiện mức giá điều trị răng bị đen mặt trong trên thị trường dao động trong khoảng 150.000 – 18.000.000 đồng tùy thuộc vào phương pháp mà bạn áp dụng, cụ thể như sau:
Tuy nhiên, chi phí trị đen răng mặt trong thực tế còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người. Nếu như răng chỉ bị đen ở mức độ nhẹ thì chắc chắn mức giá sẽ thấp hơn so với răng bị nhiễm màu hoặc mắc bệnh lý sâu răng.
Để phòng tránh tình trạng răng bị đen ở mặt trong hiệu quả, bạn nên áp dụng một số cách sau: sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày, súc miệng với nước muối, lấy cao răng định kỳ và hạn chế sử dụng những thực phẩm có màu.
Sau mỗi bữa ăn, hiện tượng cặn thức ăn bám lại trên kẽ răng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng tăm xỉa răng bởi nó có thể gây tổn hại tới răng nướu.
Thay vì thế, bạn hãy dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để loại bỏ toàn bộ các mảng bám, thức ăn còn sót lại trong kẽ răng và ngăn ngừa vi khuẩn có hại phát triển. Chỉ nha khoa có kết cấu mảnh nhỏ nên có thể dễ dàng luồn lách vào các kẽ răng mà không hề gây bất kỳ tổn thương nào tới nướu hay các bộ phận khác trong khoang miệng.
Mỗi ngày bạn nên duy trì thói quen súc miệng với nước muối khoảng 2 – 3 lần sau khi đánh răng. Với đặc tính sát khuẩn tốt, nước muối sẽ giúp loại bỏ toàn bộ vi khuẩn có hại còn sót lại trong khoang miệng, ngăn ngừa tình trạng răng bị đen và các bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng nước muối pha loãng. Bạn tuyệt đối không được súc miệng với nước muối quá mặn bởi sẽ làm các tế bào trong niêm mạc họng bị tổn thương nghiêm trọng. Đặc biệt, tình trạng trên xảy ra lâu dài còn có thể gây thừa muối trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch…
Súc miệng bằng nước muối hàng ngày giúp loại bỏ vi khuẩn hiệu quả
Theo nhận định của nhiều bác sĩ, cao răng cần được lấy định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần. Bằng việc sử dụng các thiết bị chuyên dụng, các bác sĩ sẽ tác động trực tiếp vào các mảng bám, sau đó bóc tách chúng ra khỏi răng. Nếu để quá lâu, cao răng sẽ dần chuyển màu, gây nên tình trạng răng bị đen ở mặt trong.
Màu sắc của răng cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các loại thực phẩm mà bạn sử dụng hàng ngày. Do đó, bạn cần hạn chế những thực phẩm, đồ uống có màu như: trà đậm, cà phê, nước ngọt có gas, trái cây sẫm màu… Các chất hữu cơ tạo màu có thể dễ dàng bám vào các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt men răng. Lâu ngày, răng sẽ dần xuất hiện những mảng đen gây mất thẩm mỹ.
Tình trạng răng bị đen ở mặt trong do nhiều nguyên nhân gây ra như hút thuốc, sâu răng, thuốc kháng sinh… Để tìm được giải pháp làm trắng răng phù hợp nhất, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt