Răng bị đen có thể là do tình trạng sâu răng, phục hình mão sứ kim loại hoặc cao răng nặng. Đối với từng nguyên nhân hình thành chúng ta sẽ có các cách khắc phục tương ứng là hàn trám, bọc mão toàn sứ và lấy cao răng. Tất cả các phương pháp được đề cập đến đều rất đơn giản, nhưng vẫn đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm.
Răng bị đen hay chân răng bị đen là tình trạng mà rất nhiều người đã và đang gặp phải. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều đó, nhưng điển hình nhất vẫn là sâu răng, cao răng nặng và răng sứ kim loại.
Đây là hiện tượng các khu vực trên bề mặt răng, bao gồm cả chân răng xuất hiện những mảng đen không chỉ gây mất điểm về mặt thẩm mỹ còn là tác nhân gây ra các bệnh về nướu. Nhưng để điều trị một cách hiệu quả nhất thì trước hết bạn cần phải biết rõ nguyên nhân thực thực sự là gì.
Có lẽ đây là nguyên nhân mà số đông trong chúng ta sẽ nghĩ ngay đến đầu tiên, bởi đây cũng chính là một trong những triệu chứng rất điển hình của bệnh lý sâu răng.
Theo đó, do sự tấn công của vi khuẩn khiến men răng bị hỏng, dần chuyển sang màu đen hoặc xám đen. Ban đầu các vị trí bị vi khuẩn tấn công nhìn kỹ sẽ chỉ là những đốm trắng đục. Nhưng khi chúng đã phá được lớp men và vào đến phần ngà thì màu sắc sẽ thay đổi một cách rõ rệt.
Nhưng khi răng đã bị sâu vào đến tủy thì không đơn giản chỉ là bề mặt bị chuyển màu. Lúc đó còn kéo theo rất nhiều triệu chứng khác như đau nhức, đau khi ăn nhai, răng trở nên nhạy cảm hơn,…
Sâu răng khiến răng bị đen
Sự hình thành cao răng là kết quả của quá trình vôi hóa, ban đầu chỉ là những mảng bám xung quanh răng với màu vàng hoặc nâu sẫm. Nhưng thời điểm đó những mảng bám đó vẫn khá dễ để loại bỏ đi.
Tuy nhiên, càng về lâu dần do cách vệ sinh không đúng cách, không định kỳ đi lấy cao răng sẽ hình thành nên cao răng nặng. Nguyên nhân khiến răng bị đen là do bề mặt cao răng không bằng phẳng, từ đó các thực phẩm có màu, thức ăn thừa rất dễ bị bám lại.
Nhất là ở những người có thói quen thường xuyên uống trà, cafe hay hút thuốc cộng thêm việc đánh răng không kỹ thì cao răng lại càng nhanh hình thành và chuyển màu.
Bọc sứ kim loại là một trong những giải pháp phục hình răng hỏng, mất được nhiều người lựa chọn. Chúng vừa đảm bảo về mặt thẩm mỹ, đảm bảo chức năng ăn nhai lại vừa giúp chúng ta tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ so với dòng mão toàn sứ.
Tuy nhiên, do chất liệu khung sườn bằng hợp kim dù rất chắc chắn, nhưng sau một thời gian sử dụng do phản ứng oxi hóa sẽ khiến đường viền sát lợi bị đen. Thêm vào đó, các mảng bám, thức ăn thừa tích tụ lâu ngày, bị mắc kẹt ở bờ chụp răng càng khiến màu sắc bị biến đổi nhanh hơn.
Răng sứ kim loại sau một thời gian sẽ bị oxy hóa gây đen viền
Dù xuất hiện từ nguyên nhân nào thì việc giải quyết tình trạng răng bị đen cần phải tiến hành càng sớm càng tốt. Tuy nhiên phải đúng người – đúng bệnh với ba phương pháp tối ưu là lấy cao răng, hàn trám răng và bọc răng toàn sứ.
Tuy rằng chữa răng bị đen không hề khó nhưng bạn cần phải đi thăm khác bác sĩ nha khoa trực tiếp, để biết nguyên nhân gây ra là gì. Bởi mỗi một nguyên nhân sẽ đi kèm với một phương pháp điều trị phù hợp, từ đó mới mang đến hiệu quả như mong muốn.
Đối với tình trạng bị đen răng do sự tích tụ của các mảng báo lâu ngày bị vôi hóa thì cách giải quyết tốt nhất là đi lấy cao răng. Dù chỉ là một kỹ thuật khá đơn giản, nhưng việc lấy cao răng cần phải tiến hành một cách tỉ mỉ và cẩn thật thì mới có thể loại bỏ hoàn toàn cũng như không ảnh hưởng xấu đến răng.
Ngoài ra, sau khi lấy cao răng xong nếu bề mặt được đánh láng bóng, nhẵn nhụi còn giúp hạn chế sự hình thành nhanh chóng của các mảng bám. Để tránh tình trạng tương tự xảy ra thì định 6 tháng bạn nên đi lấy cao răng một lần tại cơ sở uy tín.
Lấy cao răng loại bỏ các mảng bám cứng đầu gây đen răng
Hàn trám răng là kỹ thuật sử dụng các vật liệu chuyên dụng để bù, lấp các khoảng trống cũng như các phần mô răng bị khiếm khuyết do tình trạng sâu răng gây ra.
Từ đó giúp tái tạo là kích thước cũng như hình dáng ban đầu và hạn chế sự xâm nhập vào sâu hơn bên trong răng của các vi khuẩn gây hại. Hơn thế, với cách giải quyết trên cũng sẽ không phải mài cùi hay bọc mão sứ nên vừa giúp bảo tồn răng gốc mà lại không tốn kém.
Cùng với đó trám răng cũng được tiến hành nhanh chóng, không mất nhiều thời gian và cũng không gây đau đớn, khó chịu khi được thực hiện đúng kỹ thuật. Riêng đối với các trường hợp đã bị sâu vào tận đến tủy thì trước khi thực hiện cần phải trị tủy và bác sĩ cũng sẽ tiêm thuốc tê để giảm đau nên cũng không cần quá lo lắng.
Đối với các dòng răng toàn sứ 100% từ khung cho đến các lớp phủ bề mặt ngoài, sẽ không bao giờ xảy tình trạng răng bị đen viền như mão sứ kim loại. Hơn thế, chất liệu sứ còn được các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành đánh giá rất cao về mức độ lành tính, an toàn với sức khỏe con người.
Trong suốt quá trình sử dụng không gây ra các tình trạng kích ứng hay tổn thương răng miệng. Đặc biệt, tuổi thọ sử dụng trung bình của chúng còn lên đến 20 năm, nếu biết cách vệ sinh, chăm sóc thì còn là vĩnh viễn.
Nếu so sánh với răng sứ kim loại chỉ sử dụng từ khoảng 7 – 10, lại còn gây ra tình trạng đen răng thì đây đúng là một sự chênh lệch về cả chất lượng lẫn thẩm mỹ.
Bọc răng toàn sứ sẽ không xảy ra tình trạng đen răng
Sẽ có 4 vị trí mà răng của chúng ta dễ bị đen nhất là kẽ, bề mặt nhai, mặt trong và chân răng. Rất có thể bạn cũng đang bị đen răng ở 1 trong 4 vị trí mà chúng tôi vừa đề cập tới.
Tất nhiên, dù là ở vị trí nào thì đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe cũng như tình trạng răng miệng của chính bạn.
Vị trí đầu tiên cần phải nhắc đến là răng bị đen ở kẽ, hiểu đơn giản thì đây là tình trạng màu sắc bị thay đổi ở những nơi tiếp nối giữa các răng với nhau. Không khó để bắt gặp những người đang có tình trạng đó, thậm chí nhiều người còn bị đen ở chính giữa răng cửa rất dễ nhận thấy.
Những vết đen ở giữa kẽ răng phần lớn đều là các dấu hiệu sớm của các bệnh lý như sâu răng, nha chu, viêm lợi,… Vì vậy, nếu khi phát hiện ra các vết đen ở kẽ răng bạn nên tìm đến các cơ sở bệnh viện, phòng khám nha khoa để được thăm khám kỹ lưỡng.
Răng bị đen ở kẽ
Có lẽ rất nhiều người đã gặp phải tình trạng mặt nhai của răng có những đốm, vết đen do đây không phải là vấn đề hiếm gặp. Cũng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vị trí trên bị đen như sâu răng, cao răng tích tụ, lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng các thực phẩm có màu đậm,….
Hơn thế, do mặt nhai là nơi trực tiếp được sử dụng lực để cắn, xé, nghiền nát thức ăn nên việc tích tụ các mảng bám, thức ăn thừa là điều rất dễ hiểu. Nên đây là lý do vì sao khi chải răng thì cần phải chải kỹ lưỡng cả mặt nhai thay vì chỉ tâm trung vào bề mặt ngoài để tránh tình trạng mặt nhai của răng bị đen.
Tuy không bị lộ hay dễ nhìn thấy như các vị trí khác, nhưng không phải vì vậy mà chúng ta chỉ quan với việc răng bị đen ở mặt trong.
Phần lớn khi chải răng, mọi người thường quên đi việc phải vệ sinh kỹ lưỡng cả mặt trong lẫn mặt ngoài. Nên mặt trong của răng sẽ nhiều các mảng bám và quá trình vôi hóa cũng xảy ra nhanh chóng hơn.
Dù là mặt trong hay mặt ngoài thì việc chăm sóc cũng đều quan trọng, chỉ cần bạn bỏ qua các dấu hiệu như răng bị đen bên trong răng (tức mặt trong) thì sau đó sẽ phải đối diện với các bệnh lý nghiêm trong hơn, điển hình là nhu chu, tụt lợi.
Răng bị đen ở mặt trong
Cũng tương tự như các vị trí trên, răng bị đen ở chân răng cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng điểm chung là đều phải giải quyết nhanh chóng, đừng để tình trạng ngày càng nặng hơn thì mới loay hoay tìm kiếm cách khắc phục.
Vì rất có thể khi chân răng bị đen nặng hơn thì phần ngà răng bên trong đã bị ảnh hưởng, nặng hơn là phần xương bên dưới đang dần tiêu biến. Nếu rơi vào trường hợp đó thì chân răng ngày càng bị yếu đi và cuối cùng là bị gãy, rụng mất hoàn toàn.
Ông bà ta vẫn có câu “Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh”, thay vì đợi đến khi trên răng xuất hiện các vùng bị đen rồi tốn tiền, tốn thời gian cho việc điều trị. Ngay từ bây giờ hãy chăm sóc răng miệng với 4 kinh nghiệm siêu đơn giản là vệ sinh răng thường xuyên, hạn chế thực phẩm hại men răng, giảm hút thuốc và định kỳ thăm khám nha khoa.
Ít nhất mỗi ngày cần phải đánh răng 2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, sau khi ăn những món có màu đậm cũng nên đánh răng ngay để hạn chế tình trạng răng bị bám màu.
Cùng với đó để gia tăng hiệu quả làm sạch, bạn nên kết hợp sử dụng thêm cùng tăm nước, chỉ nha khoa, nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng.
Những thực phẩm có hại cho men răng cần phải kể đến như thức ăn giàu tinh bột (bánh mì, pizza, khoai tây chiên,…), dính răng (kẹo dẻo, hoa quả sấy,…), đồ uống có gas, trà, cafe, rượu, có tính axit (cam, chanh, dưa muối,…) và đồ ăn cứng.
Nếu như bạn là người có thói quen hút thuốc thì cần phải giảm bớt tần suất sử dụng xuống, nên bỏ được là điều rất tốt. Bởi hút thuốc không chỉ khiến răng xỉn màu, bị đen mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân và người xung quanh.
Khi khám nha sĩ định kỳ các bạn sẽ được vệ sinh, lấy cao răng sạch sẽ và kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu cảnh báo về bệnh lý răng miệng để ngăn chặn từ sớm. Thời gian nên đi khám nha khoa là 6 tháng/lần, đây là mốc chung dành cho tất cả mọi người.
Vệ sinh răng thường xuyên để hạn chế răng bị đen
Như vậy, có thể thấy răng bị đen do rất nhiều nguyên nhân và vị trí khác nhau. Ở mỗi một nguyên nhân sẽ có cách giải quyết phù hợp nhằm đảm bảo về mặt hiệu quả. Tất nhiên, để tự bản thân chúng ta thì rất khó để biết vì sao răng mình bị đen và nên áp dụng phương pháp nào cho phù hợp. Vì vậy, việc thăm khám, tư vấn trực tiếp với nha sĩ là điều cần thiết.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt