Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Răng lung lay ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách xử lý

Răng sữa lung lay là dấu hiệu trẻ đang bắt đầu bước vào giai đoạn thay răng. Đối với trường hợp răng lung lay ở tuổi dậy thì là răng vĩnh viễn, các nguyên nhân gồm có: bệnh lý viêm nha chu, chịu lực tác động mạnh và loãng xương. Cha mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện răng hàm mặt để lấy vôi răng, chăm sóc răng miệng đúng cách và bổ sung canxi, vitamin C.

1. Răng lung lay ở tuổi dậy thì có đáng lo không?

Nếu như răng sữa lung lay thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng bởi đó là dấu hiệu chuẩn bị bước vào giai đoạn thay răng vĩnh viễn. Đối với trường hợp lung lay răng vĩnh viễn, nếu không có biện pháp xử lý nhanh chóng thì có thể dẫn tới nhiều rủi ro như: chức năng ăn nhai suy giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng, mất răng…

1.1. Đối với răng sữa

Khi trẻ bị lung lay răng sữa, cha mẹ không cần phải quá lo ngại bởi đây là dấu hiệu cho thấy trẻ chuẩn bị thay răng vĩnh viễn. Thông thường, trẻ sẽ thay răng ở giai đoạn từ 6 – 12 tuổi.

Khi tới thời kỳ thay răng, các chân răng sữa bị tiêu dần, lung lay và rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Thường thì thứ tự mọc của răng vĩnh viễn cũng tương tự như răng sữa. Có nghĩa là răng chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ lung lay, rụng trước để thay thế răng mới.

Răng sữa bị lung lay trong tuổi dậy thì

Răng sữa bị lung lay trong tuổi dậy thì

1.2. Đối với răng vĩnh viễn

Không chỉ riêng nhóm tuổi dậy thì, ở bất kỳ độ tuổi nào, tình trạng lung lay răng vĩnh viễn rất đáng lo ngại và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Nếu như không có phương án khắc phục kịp thời, trẻ có thể gặp phải những rủi ro sau:

  • Ảnh hưởng khả năng ăn nhai: Răng không còn chắc chắn, đặc biệt là những răng thuộc nhóm răng hàm chắc chắn sẽ khiến cho khả năng ăn nhai bị suy giảm rõ rệt. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng vào cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa như loét dạ dày, viêm đại tràng…
  • Bệnh lý răng miệng: Răng bị lung lay khiến cho việc chải răng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây nên các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm tủy, nha chu…
  • Mất răng vĩnh viễn: Tình trạng lung lay răng tiến triển nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng mất răng vĩnh viễn và tiêu biến xương hàm. Khi đó, trẻ buộc phải áp dụng những phương pháp phục hình răng giả để khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

2. Nguyên nhân khiến răng vĩnh viễn lung lay ở tuổi dậy thì

Răng vĩnh viễn bị lung lay ở tuổi dậy thì chủ yếu do những nguyên nhân sau: bệnh lý viêm nha chu, chịu lực tác động mạnh và loãng xương.

2.1. Viêm nha chu

Theo chia sẻ của nhiều bác sĩ hoạt động trong lĩnh vực răng hàm mặt, viêm nha chu là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng răng lung lay. Các mô xung quanh răng bao gồm nướu, xương ổ răng, dây chằng bị tổn thương và tiêu dần đi do vi khuẩn tấn công. Do đó, răng không thể bám trụ chắc vào trong xương hàm khiến cho chúng dễ bị lung lay và xô lệch.

Răng lung lay ở tuổi dậy thì do viêm nha chu

Răng lung lay ở tuổi dậy thì do viêm nha chu

2.2. Răng lung lay ở tuổi dậy thì do tác động mạnh

Những va chạm, lực tác động mạnh như tai nạn, té ngã, ăn nhai đồ quá cứng… có thể ảnh hưởng trực tiếp đến độ cứng chắc của răng. Các lực tác động có thể làm tổn thương tới một phần hoặc toàn bộ các mô xung quanh răng, thậm chí răng bị gãy, sứt mẻ.

Thông thường, răng cửa bị ảnh hưởng trước do đây là nhóm răng nằm ở bên ngoài. Không chỉ vậy, so với nhóm răng hàm, răng cửa chỉ có một chân răng duy nhất nên khi bị va đập, răng dễ bị lung lay hơn.

2.3. Răng lung lay ở tuổi dậy thì do loãng xương

Có không ít người quan niệm răng, loãng xương là một bệnh lý chỉ gặp ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, thực tế có không ít trường hợp trẻ đang ở trong độ tuổi dậy thì cũng mắc phải bệnh loãng xương. Đây là tình trạng răng có nhiều lỗ và xốp hơn so với bình thường.

Bệnh lý loãng xương có thể gây hại tới sức khỏe răng miệng và khiến cho xương ổ răng dễ bị tổn thương hơn. Khi mật độ xương hàm giảm đi đáng kể, phần nâng đỡ răng sẽ bị lỏng lẻo. Dần dần, răng bị lung lay, thậm chí là mất răng vĩnh viễn.

Bệnh lý loãng xương ở trẻ em

Bệnh lý loãng xương ở trẻ em

3. Răng lung lay ở tuổi dậy thì nên làm gì?

Như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, răng sữa lung lay là hiện tượng hoàn toàn bình thường nên cha mẹ không cần lo lắng. Ngược lại, đối với trường hợp răng vĩnh viễn bị lung lay ở tuổi dậy thì, phụ huynh nên cho trẻ đến bệnh viện răng hàm mặt để cạo vôi răng, chăm sóc răng miệng cẩn thận và bổ sung canxi, vitamin C.

3.1. Cạo vôi răng

Nếu như tình trạng răng bị lung lay do bệnh lý viêm nha chu, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy vôi răng. Bởi căn nguyên của bệnh nha chu chính là các mảng bám và cao răng ở chân răng. Để điều trị tận tốc, loại bỏ nguy cơ gây bệnh lý, các bác sĩ cần làm sạch toàn bộ vôi răng ở nướu và chân răng. 

Trong trường hợp viêm nha chu ở mức độ nhẹ, sau khi cạo vôi răng, bác sĩ không cần can thiệp bất kỳ biện pháp nào khác. Tuy nhiên, nếu bệnh lý nặng, các bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc kháng viêm để giúp nướu nhanh chóng hồi phục và chân răng vững chắc trở lại.

Bác sĩ lấy vôi răng cho trẻ

Bác sĩ lấy vôi răng cho trẻ

3.2. Tăng cường chăm sóc răng

Khi răng bị lung lay do lực tác động mạnh, các bác sĩ sẽ dùng những dụng cụ để nẹp cố định răng vào xương ổ răng. Dần dần, răng có thể tự hồi phục và chắc khỏe mà không cần tác động nhiều.

Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý đến việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng của trẻ để tránh tình trạng vi khuẩn có hại phát triển, lây lan trong khoang miệng và gây tổn hại tới nướu và răng. Mỗi ngày, trẻ cần đánh răng đều đặn hai lần vào buổi sáng ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Trong khi trẻ đánh răng, cha mẹ cần chú ý đến các bước giúp trẻ làm sạch toàn bộ các mặt của răng.

Cha mẹ cũng nên tập cho trẻ thói quen sử dụng chỉ nha khoa hằng ngày để loại bỏ toàn bộ cặn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng. Ngoài ra, phụ huynh cần nhắc con súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày để giúp răng, nướu thêm chắc khỏe.

3.3. Bổ sung canxi và vitamin C

Cha mẹ nên xây dựng thực đơn ăn uống khoa học cho trẻ, tăng cường bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng, đặc biệt là canxi và vitamin C.

  • Canxi: Đây là một chất đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương và răng. Canxi giúp răng thêm chắc khỏe và ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Một số thực phẩm giàu canxi mà phụ huynh có thể tham khảo là: sữa chua, phô mai, các loại đậu, hạnh nhân…
  • Vitamin C: Ngoài tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, vitamin C còn được nhiều người biết đến với công dụng làm chắc khỏe răng, nướu. Cha mẹ nên tăng cường bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C sau: ớt chuông đỏ, dâu tây, súp lơ trắng, dưa lưới vàng, khoai tây…
Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Răng lung lay ở tuổi dậy thì khá nguy hiểm đối với trường hợp răng vĩnh viễn. Nếu như có dấu hiệu bị lung lay răng, cha mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện răng hàm mặt uy tín để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân và tư vấn phương án xử lý tối ưu.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ Nhổ răng
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi