Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Sưng lợi mọc răng ở trẻ: 6 Cách nhận biết và giảm bớt sự khó chịu

Sưng lợi mọc răng ở trẻ thông thường sẽ xảy ra trước 3 – 5 ngày khi răng của bé chính thức nhú lên, sau 5 – 7 ngày tình trạng đó sẽ kết thúc hoàn toàn. Đối với những bé mới mọc chiếc răng sữa đầu tiên thì sẽ bị sưng tấy to hơn và cũng khó chịu hơn. Nhưng đây là một biểu hiện sinh lý hết sức bình thường, chỉ cần bố mẹ chú ý hơn trong việc chăm sóc hàng ngày.

1. Nhận biết tình trạng sưng lợi mọc răng ở trẻ

Sưng lợi là một trong những dấu hiệu mọc răng ở trẻ rất điển hình, gần như bé nào cũng sẽ gặp phải trong quá trình phát triển răng sữa của mình. Cách nhận biết tình trạng trên cũng rất đơn giản, khi chuẩn bị mọc răng phần nướu ở vị trí mọc sẽ sưng tấy, đỏ hơn so với khu vực xung quanh.

Nhất là khi các mẹ dùng gạc quấn tay rồi chạm vào sẽ cảm nhận rõ vị trí tấy đỏ đấy nhô lên cao và cứng hơn bình thường. Ngoài ra, khi trẻ bị sưng lợi mọc răng còn kèm theo rất nhiều dấu hiệu khác song hành như đau nhức, khó chịu, hay nhai cắn, chảy dãi,…

Hơn thế nếu là là sưng lợi mọc răng thì ban đầu khu vực đó sẽ là tấy đỏ, nhưng sau vài ngày sẽ nhìn thấy rõ phần đầu răng trắng đang bắt đầu nhú lên. Giai đoạn răng nứt lợi đó thì các dấu hiệu mọc răng sẽ càng rõ ràng hơn.

Chính vì vậy, các mẹ cần phải căn cứ vào cả những dấu hiệu kèm theo để nhận biết và phân biệt xem bé yêu của mình có phải đang bị sưng lợi mọc răng không hay là do một bệnh lý khác.

Thông thường lịch mọc răng của trẻ sẽ bắt đầu vào khoảng tháng thứ 6 và kết thúc hoàn toàn trước khi tròn 3 tuổi, với 20 chiếc răng sữa được phân đều ở hai hàm. Tất nhiên, không phải bé nào cũng có lịch mọc răng như vậy, có bé sẽ mọc sớm hơn và ngược lại.

Nhận biết tình trạng sưng lợi mọc răng ở trẻ

Nhận biết tình trạng sưng lợi mọc răng ở trẻ

2. Trẻ sưng lợi mấy hôm thì mọc răng?

Hầu hết các dấu hiệu mọc răng sẽ xuất hiện từ 3 đến 5 ngày trước khi răng nhú lên, chúng sẽ kết thúc hoàn toàn sau 5 – 7 ngày và sưng lợi cũng không phải ngoại lệ. 

Thông thường sưng lợi sẽ diễn ra nặng hơn ở chiếc răng sữa đầu tiên, nhưng không hề quá nghiêm trọng. Bởi đây đơn thuần chỉ là một biểu hiện của quá trình chuyển hóa trong cơ thể, nên các phụ huynh cũng không cần quá lo lắng.

Trẻ bị sưng lợi khi mọc răng là một điều hoàn toàn, tuy nhiên vẫn có những bé sẽ đi kèm với triệu chứng sốt, tiêu chảy và thậm chí là chán ăn, ti ít đi. Nên vì vậy cần phải có một chế độ chăm sóc răng miệng cũng như sức khỏe của bé được tốt nhất, nếu không chỉ sau vài ngày bé sẽ bị sụt cân nhanh chóng.

Hơn thế, việc chăm sóc trong giai đoạn sưng lợi mọc răng ở trẻ cũng không hề khó khăn một chút nào. Chỉ cần bố mẹ tìm hiểu các thông tin thật kỹ lưỡng trước đấy về những điều nên và không nên thực sau, sau đó là thật bình tĩnh để áp dụng đúng chuẩn.

Trẻ sưng lợi mấy hôm thì mọc răng?

Trẻ bị sưng lợi từ 3 – 5 hôm sẽ bắt đầu mọc răng

3. Các phương pháp giúp tình trạng sưng lợi mọc răng ở trẻ dễ chịu hơn

Khi bé bị sưng lợi mọc răng thì thường sẽ kéo theo rất nhiều triệu chứng, do vậy sẽ khiến cơ thể của trẻ trở nên mệt mỏi, bứt rứt khó chịu và thậm chí là trở nên cáu kỉnh hơn. Nên vì vậy, trong giai đoạn đó hay áp dụng các phương pháp đơn giản mà hiệu quả như lau mặt thường xuyên, massage, ngậm vú giả, vệ sinh răng miệng,… sẽ giúp các bé cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Để có thể mọc răng được thì nướu của các bé buộc phải sưng rồi nứt ra nên rất có thể sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm. Tất nhiên, khi nướu đã bị nhiễm khuẩn thì ngay cả chăm sóc cho đến điều trị bao giờ cũng phức tạp hơn rất nhiều.

3.1. Lau mặt bé thường xuyên

Do lợi bị sưng tấy, nứt rách ra nên các bé sẽ cảm thấy rất đau rát, thậm chí nhiều bé còn bị chảy nước dãi nhiều hơn so với ngày thường. Để hạn chế vi khuẩn tấn công vào vùng lợi đang bị sưng và ngăn ngừa tình trạng nổi ban quanh miệng, cằm hay cổ thì nên lau mặt bé thường xuyên hơn.

Lưu ý, hãy dùng khăn mềm, lạnh để lau mặt cho bé thay vì khăn ấm, nhiệt độ thấp hơn sẽ giúp tốc độ lưu thông máu chậm lại từ đó giúp xoa dịu các cơn đau vùng nướu do tình trạng sưng tấy gây nên.

Tất nhiên, cũng tránh việc lau mặt cho các bé quá nhiều lần trong ngày, vì có thể phản lại tác dụng. Hơn thế, khi còn nhỏ da của bé vẫn dễ bị kích ứng, mỏng nên những tác động chà sát khi lau mặt có thể gây tổn thương trên da.

Lau mặt bé thường xuyên

Lau mặt bé thường xuyên để hạn chế vi khuẩn tấn công vào vùng lợi

3.2. Massage lợi trẻ

Để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, đau nhức vùng nướu do sưng tấy thì các mẹ nên massage một cách nhẹ nhàng trực tiếp. Những động tác massage đấy sẽ giúp máu lưu thông được tốt hơn và giảm sự khó chịu nhanh chóng.

Trước khi thực hiện mẹ cần chú là lại phải vệ sinh tay sạch sẽ và nên sử dụng thêm gạc để tránh việc nhiễm khuẩn cho vùng răng miệng, nhất là khi nướu của các bé đang rất nhạy cảm.

Ngoại ra, massage lợi còn giúp đẩy nhanh tiến trình mọc răng ở trẻ nhỏ, nhưng thao tác nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày sẽ giúp mầm răng trồi lên nhanh mà lại còn giúp giảm đau hiệu quả.

3.3. Ngậm vú giả giúp sưng lợi mọc răng ở trẻ đỡ ngứa

Thường thì khi lợi bắt đầu sưng do sự phát triển của răng sữa phía dưới thì các bé sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy, muốn cắn, nhai để giảm bớt điều đó. Tuy nhiên, do còn nhỏ nên các bé chưa thể phân biệt được đâu là đồ vật nên và không nên đưa vào miệng.

Vì vậy, không ít trường hợp các bé đã cắn các món đồ có bề mặt sắc nhọn khiến lợi bị rách, tổn thương nghiêm trọng.

Hãy chuẩn bị sẵn ti giả để các bé có thể cắn, nhai khi lợi bị sưng. Một mẹo nhỏ là trước khi bé sử dụng, ngoài việc vệ sinh sạch sẽ thì mẹ nên để ti giả trong ngăn mát tủ lạnh hoặc nước đá khoảng 20 phút. Nhiệt độ thấp luôn giúp nướu bớt sưng tấy và xoa dịu các cơn đau.

Ngậm vú giả giúp sưng lợi mọc răng ở trẻ đỡ ngứa

Ngậm vú giả giúp sưng lợi mọc răng ở trẻ đỡ ngứa

3.4. Cho bé uống thuốc giảm đau theo bác sĩ chỉ định

Đối với các trường hợp nướu của bé quá sưng tấy, có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn khiến bé bị sốt, quấy khóc liên tục thì mẹ có thể cân nhắc đến việc dùng thuốc giảm đau nhưng phải có sự chỉ định rõ ràng từ bác sĩ.

Nhất là đối với các loại thuốc gây tê có chứa thành phần benzocaine thì cần phải cẩn trọng trong quá trình sử dụng, nếu không dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc. Việc sử dụng thuốc kháng sinh mang đến hiệu quả cao, giảm đau tức thì, nhưng cái gì cũng sẽ có tính hai mặt và chúng ta rất khó kiểm soát được mọi thứ.

Bên cạnh đó, theo các bác sĩ nha khoa các mẹ cũng không nên dùng gel hay các loại thuốc bôi nướu không rõ ràng với mục đích giảm sưng lợi cho bé yêu. 

3.5. Vệ sinh răng miệng bé

Vệ sinh răng miệng cho bé sẽ giúp ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn lên nướu gây ra tình trạng viêm nhiễm, đau nhức nghiêm trọng hơn.

Ngay cả khi đây là chiếc răng sữa đầu tiên của bé thì hàng ngày cũng nên vệ sinh bằng vải mềm. Sau khi răng đã mọc đầy đủ thì mới nên chuyển sang dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng để vệ sinh.

Vệ sinh răng miệng bé

Vệ sinh răng miệng bé sạch sẽ mỗi ngày

3.6. Cho bé ăn rau, quả có tính mát

Đối với các bé nhiều tháng tuổi hơn thì mẹ có thể cho bé ăn thêm rau củ như cà rốt, dưa chuột, củ cải, táo,… Để bé tự cầm ăn như vậy sẽ giúp vùng lợi bớt ngứa ngáy, khó chịu hơn rất nhiều.

Điều đó cũng giống như việc chúng ta để trẻ ngậm ti giả, khi các bé ngứa lợi muốn cắn một đồ vật nào đó. Hơn thế, trước khi cho bé ăn thì mẹ cũng có thể để rau củ để một lúc trong ngăn mát kết hợp với tính mát tự nhiên sẽ nâng cao hiệu quả giảm đau, khó chịu.

Không khó để thấy rằng sưng lợi mọc răng ở trẻ là tình trạng rất dễ gặp phải, cũng không hề nghiêm trọng như nhiều người vẫn nghĩ. Nhưng không phải vì vậy mà phụ huynh có thể chủ quan hoặc để tự bé “vật lộn” với điều đó. Chưa kể thường khi lợi bắt đầu sưng tấy và nhất là bắt đầu nứt, rách ra sẽ xuất hiện thêm cả những triệu chứng khác. Nên hãy dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc bé trong thời kỳ mọc răng.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ dấu hiệu bé sắp mọc răng
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi