Hiện tượng sưng nướu răng hàm dưới xảy ra do: sâu răng hàm, viêm lợi trùm, mọc răng khôn, viêm nha chu và thay đổi hormone trong quá trình mang thai. Để chữa trị, bạn có thể áp dụng các cách sau: lấy cao răng, nhổ răng khôn, cắt lợi trùm, lấy tủy răng…
Theo nhận định của các bác sĩ, tình trạng sưng lợi răng hàm dưới thường xảy ra do các nguyên nhân sau: sâu răng, viêm lợi trùm, răng khôn, nha chu và hormone tiết ra trong quá trình mang thai.
Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đi xuống hệ tiêu hóa. Vì vậy, thức ăn rất dễ bám lại và khiến răng bị sâu. Nếu tình trạng sâu răng không được chữa trị kịp thời, các vi khuẩn gây hại sẽ nhanh chóng xâm nhập vào ngà răng và tủy răng. Khi đó, các mô nướu xung quanh răng hàm dưới nhanh bị sưng tấy.
Sưng nướu do sâu răng
Đây là hiện tượng các mô nướu bị viêm nhiễm bao phủ lên bề mặt răng. Thường thì bệnh lý viêm lợi trùm chỉ xuất hiện ở răng số 8 hàm dưới.
Do lợi che phủ bề mặt răng nên trong quá trình răng khôn phát triển, tình trạng nướu sưng tấy và đau nhức rất dễ xảy ra. Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân là do viêm lợi trùm, hiện tượng sưng nướu ở răng hàm dưới thường xảy ra kèm với chảy mủ và hôi miệng.
Răng khôn hay còn được gọi là răng số 8 thường mọc vào độ tuổi trưởng thành, từ 17 – 25 tuổi. Tuy nhiên, nếu như cung hàm không đủ chỗ trống, răng khôn dễ gặp phải tình trạng mọc ngầm hoặc mọc lệch lạc.
Răng số 8 mọc sai lệch cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên sưng lợi hàm dưới. Đi kèm với biểu hiện sưng tấy, bạn có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng khó nuốt, sốt, sưng má….
Viêm nha chu là một trong những bệnh lý răng miệng mà khá nhiều người đang gặp phải. Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến cho vi khuẩn dần tấn công vào nướu, làm nướu bị tách ra khỏi chân răng.
Đây chính là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn tiếp tục sinh sôi, phát triển và dần lây lan xuống mô nha chu gây nên tình trạng nướu sưng đỏ. Bên cạnh đó, bạn còn dễ gặp phải hiện tượng chảy máu, hôi miệng, chân răng có ổ mủ…
Trong quá trình mang thai, lượng hormone progesterone tăng cao so với bình thường. Đây là tác nhân làm gia tăng lượng máu tới nướu, khiến cho lợi dễ bị kích ứng và vi khuẩn tấn công. Dần dần, hiện tượng sưng tấy và đau nhức nướu sẽ xảy ra. Thông thường, ở giai đoạn cuối thai kỳ, khoảng tháng thứ 7 và 8, tình trạng sưng nướu răng hàm dưới có nguy cơ xảy ra cao nhất.
Phụ nữ mang thai dễ bị sưng nướu răng hàm dưới
Để những cơn đau và tình trạng sưng lợi răng hàm thuyên giảm, bạn có thể áp dụng 4 tip sau: súc miệng nước muối, chườm đá, sử dụng các nguyên liệu tự nhiên và hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây kích ứng.
Nước muối pha loãng có khả năng sát khuẩn khoang miệng và loại bỏ vi khuẩn cực kỳ hiệu quả. Mỗi ngày, bạn nên duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối khoảng 2 lần để loại bỏ vi khuẩn làm hại tới nướu. Sau khoảng vài ngày, tình trạng sưng lợi răng hàm dưới sẽ nhanh chóng được giảm bớt.
Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý mua tại các cửa hiệu thuốc hoặc tự pha nước tại nhà theo tỉ lệ 9:1, tức là 9 gram muối sẽ hòa tan với 1 lít nước sạch. Bạn không nên pha nước muối quá lạnh bởi có thể gây nên tình trạng bị xót phần nướu bị rách.
Chườm đá là một phương pháp đơn giản nhưng đem lại hiệu quả giảm sưng nướu cực kỳ tốt. Nhiệt lạnh làm giảm tuần hoàn máu tại chỗ và gây tê vùng mô nướu bị tổn thương. Nhờ vậy, tình trạng đau nhức sẽ được giảm bớt đi đáng kể.
Bạn chỉ cần cho một vài viên đá nhỏ vào trong một chiếc khăn sạch và chườm lên vùng má bên ngoài vị trí sưng lợi khoảng 2 – 3 lần một ngày. Bạn tuyệt đối không được chườm trực tiếp lên nướu răng bởi như vậy sẽ gây tổn thương tới lợi, làm cho tình trạng đau nhức diễn biến nghiêm trọng hơn.
Chườm đá giúp giảm đau hiệu quả
Bạn cũng có thể sử dụng những nguyên liệu tự nhiên dưới đây để làm bớt tình trạng sưng nướu răng hàm dưới:
Để tình trạng sưng nướu nhanh chóng giảm bớt, bạn cũng tuyệt đối không được sử dụng những đồ dễ gây kích ứng như: nước ngọt có gas, đồ cay nóng, thức ăn quá nóng hoặc lạnh… Đây đều là những thực phẩm dễ gây ra cảm giác đau nhức và ê buốt kéo dài tại vùng nướu bị sưng.
Thay vì thế, bạn cần bổ sung những loại rau xanh và hoa quả tươi vào thực đơn ăn uống hàng ngày để cung cấp những vitamin, dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng răng nướu.
Để chữa trị tình trạng sưng lợi răng hàm dưới, bạn có thể áp dụng những cách sau: làm sạch cao răng, vệ sinh răng miệng cẩn thận, nhổ răng khôn, cắt lợi trùm và lấy tủy răng.
Lấy cao răng là giải pháp hiệu quả và nhanh chóng trong việc điều trị sưng nướu răng. Các bác sĩ sẽ dùng những thiết bị chuyên dụng để cạo sạch cao răng và đánh bóng bề mặt răng giúp ngăn ngừa mảng bám tích tụ trong tương lai. Trung bình quá trình lấy cao răng chỉ mất khoảng 20 – 30 phút.
Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều bác sĩ đầu ngành, ngay cả khi không gặp phải tình trạng sưng nướu răng hàm, bạn cũng nên lấy cao răng định kỳ khoảng 6 tháng một lần để ngăn chặn những bệnh lý răng miệng.
Lấy cao răng giúp loại bỏ mảng bám
Trong trường hợp nướu bị sưng tấy do viêm, giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục chính là giữ gìn vệ sinh răng miệng. Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần một ngày với bàn chải lông mềm. Bạn tuyệt đối không được chải răng với một lực quá mạnh để tránh tình trạng nướu bị tổn thương và sưng tấy nặng hơn.
Thay vì sử dụng tăm xỉa răng truyền thống, bạn nên dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn. Chỉ nha khoa được tạo thành bởi những sợi nylon mảnh, nhỏ, do đó, có thể dễ dàng luồn lách vào mọi kẽ răng để loại bỏ đi những cặn thức ăn còn sót lại mà không gây bất kỳ tổn tại nào tới nướu. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng nước súc miệng hàng ngày để tiêu diệt vi khuẩn và thúc đẩy quá trình hồi phục của các niêm mạc bị tổn thương.
Đối với trường hợp răng khôn mọc ngầm, lệch lạc gây nên tình trạng sưng nướu, ảnh hưởng tới chân răng số 7, các bác sĩ thường tư vấn nhổ bỏ để tránh những biến chứng nguy hiểm như: đau nhức kéo dài, viêm nhiễm, xô lệch răng, tổn thương dây thần kinh… Việc nhổ răng số 8 mọc lệch hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ hay chức năng ăn nhai nên được các bác sĩ khuyến khích nhổ càng sớm càng tốt.
Nhổ bỏ răng khôn nếu mọc ngầm
Nếu như răng khôn mọc thẳng nhưng lại bị viêm lợi trùm, các bác sĩ sẽ chữa trị triệt để tình trạng sưng nướu răng hàm dưới bằng thủ thuật cắt lợi trùm. Chỉ cần một vài thao tác nhỏ, tình trạng sưng nướu sẽ được khắc phục và răng khôn vẫn có thể phát triển bình thường trên cung hàm.
Sau khi cắt lợi, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hỗ trợ giảm đau và hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà để vết thương nhanh chóng hồi phục và hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm tái phát.
Trong trường hợp răng sâu ở mức độ nặng, vi khuẩn đã xâm nhập và làm tổn hại tới tủy răng, các bác sĩ sẽ tư vấn lấy tủy răng để loại bỏ toàn bộ vi khuẩn từ chân răng. Sau khi hút tủy răng chết và vệ sinh sạch sẽ ống tủy, bác sĩ tiến hành lấy đầy lỗ hỏng tủy bằng các vật liệu chuyên dụng như Composite, xi măng… Tình trạng sưng nướu sẽ nhanh chóng giảm bớt.
Hiện tượng các ổ mủ xung quanh chân răng không được điều trị kịp thời có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu tới răng miệng. Các mô xung quanh răng và xương ổ răng bị tiêu dần. Lâu ngày, răng sẽ bị lung lay, thậm chí gãy rụng.
Bên cạnh đó, viêm lợi có mủ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vi khuẩn trong khoang miệng dễ dàng xâm nhập vào trong máu thông qua những vị trí bị viêm, gây hại tới các cơ quan như họng, thanh quản… thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Vậy nên, bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng và có phương pháp điều trị tối ưu.
Sưng nướu răng hàm dưới cần phải được chữa trị kịp thời để tránh những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh lý, bạn cần nhanh chóng thực hiện theo những cách chúng tôi đã chia sẻ ở bài viết trên.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt