Thiếu răng cửa hàm dưới thường xuất phát từ hai nguyên nhân chính là do gen di truyền hoặc các tác động bên ngoài. Nhưng điều khiến chúng ta lo lắng chính là tác hại của tình trạng trên. Không chỉ bị mất điểm trầm trọng về mặt thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng cắn, xé thức ăn, đồng thời liên quan đến vấn đề phát âm và các bệnh lý răng miệng.
Bị thiếu răng cửa hàm dưới không phải là tình trạng hiếm gặp và thường do hai vấn đề phổ biến là gen di truyền và ảnh hưởng từ tác động ngoại lực.
Trên thực tế, cho đến hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của vấn đề trên. Tuy nhiên, sẽ có những yếu tố khiến điều đó xảy ra nhiều hơn và điển hình là hai điều mà chúng tôi đã đề cập đến.
Từ đời ông bà, bố mẹ (thế hệ trước) đã có tiền sử mọc thiếu răng thì gần như các thế hệ sau sẽ đều rơi vào tình trạng tương tự.
Theo đó, các nhà khoa học đã nhận thấy hai mã gen MSX1 và PAX9 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bị thiếu răng. Do vậy, nếu 1 trong 2 không được ổn định trong giai đoạn hình thành có thể khiến chúng ta mọc thiếu răng.
Thông thường các trường hợp mọc thiếu răng chỉ bị thiếu từ 1 – 2 cái, nhưng tỷ lệ rơi vào răng khôn là cao nhất, còn đối với răng cửa hàm dưới chỉ có 0,3%.
Ngoài ra, người mẹ trong thời kỳ mang thai nếu dùng thuốc lá, các loại thuốc như Thalidomide hoặc bị ảnh hưởng từ hóa chất độc hại sẽ tác động đến sự phát triển của thai nhi khiến bé bị thiếu răng cửa hàm dưới.
Yếu tố thứ hai khiến nhiều người bị rơi vào tình trạng thiếu răng cửa ở cung hàm dưới chính là do tác động ngoại lực. Dù ban đầu vẫn mọc đầy đủ, thay răng vĩnh viễn đều, đẹp nhưng bị va chạm, tai nạn tác động lực mạnh làm gãy răng.
Bên cạnh đó còn có các tác động ngoại lực khác như nhiễm chất hóa học độc hại, uống thuốc, sử dụng, điều trị xạ trị,…
Ngoài hai yếu tố phổ biến ở trên thì vẫn còn một số tác nhân khác khiến răng cửa hàm dưới bị thiếu có thể kể đến là: Rối loạn nội tiết tố, mắc các bệnh nhiễm trùng (rubella, candida), các bệnh lý răng miệng (sâu răng, viêm nha chú,…), thiếu canxi. Hay có những trường hợp dù có mầm răng, nhưng đến thời kỳ thay răng lại không nhú lên. Vì vậy, để biết mình bị mọc thiếu răng do đâu thì bạn cần gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám trực tiếp.
Nguyên nhân dẫn đến thiếu răng cửa hàm dưới
Tất cả các trường hợp mọc thiếu răng cửa hàm dưới đều gây ra những ảnh hưởng không nhỏ từ thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, phát âm cho đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.
Vì vậy, khi rơi vào tình trạng trên chúng ta không nên chủ quan mà cần phải tìm cách giải quyết hiệu quả, kịp thời.
Răng cửa dù là hàm trên hay hàm dưới nếu bị thiếu, mất đi thì đều gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cả hàm.
Không giống như các nhóm răng hàm nằm sâu ở phía bên trong, răng cửa giống như “mặt tiền” chỉ cần bạn trò chuyện, cười là người đối diện đã có thể thấy chúng ra sao. Nghiêm nhiêm bản thân mỗi người cũng cảm thấy bớt tự tin đi rất nhiều.
Chưa kể đến, khi răng cửa hàm dưới bị thiếu cung hàm sẽ có khoảng trống nhất định, từ đó khiến các răng khác chạy khỏi vị trí. Đồng thời điều đó sẽ tạo ra các khoảng trống giữa các răng trên cung hàm rộng hơn. Về lâu dài cung răng cũng trở nên xô lệch, lộn xộn, mất thẩm mỹ.
Mất thẩm mỹ cả hàm
Nếu như nhóm răng hàm đảm nhận chức năng nghiền, nhai thì nhiệm vụ cắn, xé thức ăn thuộc về các “thành viên” ở nhóm răng cửa.
Ngay cả khi chỉ thiếu đúng một chiếc răng cửa hàm dưới thì khả năng cắn, xé thức ăn đều bị giảm xuống. Thực phẩm khi không được cắn, xé nhỏ ra thì sẽ khiến răng hàm phải hoạt động nhiều hơn.
Theo thời gian, nếu vị trí bị thiếu không được xử lý còn dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn, do răng cùng cung hàm bị xô lệch. Khi khớp cắn đã bị lệch thì chắc chắn khả năng ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Bất kỳ trường hợp mọc thiếu răng phía trước và cụ thể là các răng cửa sẽ làm việc phát âm trở nên khó khăn. Thậm chí nếu tình trạng trên kéo dài sẽ khiến bạn bị nói ngọng.
Điều đó chắc chắn sẽ là một tác động lớn đến tâm lý, bản thân chúng ta cũng ngại nói chuyện, ngại giao tiếp khi gặp vấn đề về phát âm.
Phát âm không chuẩn
Khi mọc thiếu răng cửa ở hàm dưới sẽ tạo thành một khu vực lý tưởng để các mảng bám, cặn thức ăn thừa tích tụ và lâu dần vi khuẩn sẽ sinh sôi, tăng trưởng tại đây.
Mặt khác, vấn đề vệ sinh khi bị thiếu răng cũng khó khăn hơn, không dễ dàng gì để làm sạch. Qua đó hình thành mảng bám và vi khuẩn gây ra các bệnh lý răng miệng như viên lợi, viêm nha chu, sâu răng,…
Như đã đề cập đến ở trên, tình trạng thiếu răng khi không được xử lý sẽ các răng trên cung hàm bị xô lệch, lộn xộn và có các khe thưa. Nên vì vậy khiến thức ăn dễ mắc vào răng, nếu như không vệ sinh kỹ lưỡng thì chỉ sau một thời gian vi khuẩn sẽ tăng sinh nhanh chóng.
Bị thiếu răng ở bất kỳ vị trí nào cũng đều làm giảm lực nhai, cắn của cung hàm. Do không có sự kích thích ở phía trên, xương hàm ở chỗ răng bị mất sẽ dần bị tiêu đi.
Tình trạng tiêu hao xương hàm ban đầu có thể chưa gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như tụt lợi, tụt chân răng,…
Tiêu hao xương hàm
Có 3 cách giải quyết tình trạng thiếu răng cửa ở cung hàm dưới là chỉnh nha kéo mầm, bắc cầu răng sứ và phục hình Implant mà bạn nên cân nhắc đến.
Tất nhiên, mỗi một cách sẽ được áp dụng cho các trường hợp cụ thể và mức độ hiệu quả sẽ có chênh lệch.
Trên thực tế, niềng răng để khắc phục tình trạng răng cửa hàm dưới bị thiếu sẽ được ưu tiên cho các trường hợp có mầm răng, tức răng “không chịu” phát triển lên trên cứ mãi nằm trong xương hàm.
Khi đó, bác sĩ sử dụng kỹ thuật chỉnh nha để kéo chiếc răng cửa ra khỏi nướu lợi. Như vậy, hàm răng của bạn sẽ hoàn thiện và đảm bảo các chức năng cần thiết.
Có đối với trường hợp không có mầm răng thì việc chỉnh nha tuy vẫn áp dụng như kết quả lại không thẩm mỹ bằng. Nên thường bác sĩ sẽ tư vấn khách hàng thực hiện với 1 trong 2 cách còn lại.
Niềng kéo mầm răng mọc ngầm
Đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều so với niềng răng, bắc cầu răng sứ để tạo răng cửa giả chính là lợi dụng hai chiếc răng bên cạnh để tạo chân trụ đỡ toàn bộ mão sứ ở trên.
Do đó, điều kiện cần đảm bảo là các răng kế cạnh đều ổn định và khỏe mạnh. Bởi để lắp cầu răng sứ thì bác sĩ cần phải mài cùi răng thật để làm trụ.
Bắc cầu răng sứ tạo răng cửa giả
Implant được biết đến là phương pháp phục hình răng hiện đại nhất, khắc phục các nhược điểm còn tồn đọng của các phương pháp trước đó và đặc biệt giúp giải quyết tình trạng tiêu ổ xương hàm.
Bác sĩ sẽ cấy ghép trụ Implant vào xương hàm của khách, sau khi trụ đã được tích hợp sinh học thành công thì lắp mão sứ ở trên.
Một chiếc răng Implant sẽ sở hữu cấu tạo tương đương với một chiếc răng thật. Vì vậy, sau khi phục hình sau phương pháp trên luôn đảm bảo các yếu tố về thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai.
Trồng Implant phục hình răng cửa hàm dưới
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề thiếu răng cửa hàm dưới, nếu không may bạn cũng đang rơi vào tình trạng đó thì cũng đừng quá lo lắng. Với sự phát triển của khoa học, công nghệ và ngành nha khoa hiện đại, các bác sĩ tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thẩm Mỹ Paris sẽ giúp quý vị giải quyết một cách hiệu quả, an toàn và tốt nhất.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt