Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

4 Loại sẹo thường gặp và 12 cách trị sẹo lâu năm, an toàn

Điều trị sẹo là việc áp dụng các phương pháp tác động trực tiếp lên bề mặt da hoặc làm tiêu hao các mô sợi bên dưới để khắc phục các nhược điểm về thẩm mỹ, giúp lấy lại sự tự tin vốn có. Trong đó có 4 loại sẹo thường gặp nhất là sẹo mụn, lồi, phì đại và co rút. Tùy vào tình trạng cụ thể của khách hàng, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp chữa sẹo hiệu quả nhất.

1. Sự hình thành của sẹo là như nào?

Về bản chất sẹo chính là một dạng mô sợi được hình thành, phát triển để “thế chỗ” cho vùng da đã bị tổn thương trước đó. 

Bất kỳ tổ chức nào trên cơ thể của chúng ta khi gặp tổn thương sau một thời gian đều sẽ hồi phục lại và người ta gọi chung đó là quá trình liền vết thương. Theo đó, sẹo chính là kết quả hết sức tự nhiên được sinh ra trong quá trình trên.

Quá trình phục hồi bao gồm ba giai đoạn nối tiếp nhau là phản ứng viêm, tăng sinh và tái tạo. Bất kỳ một rối loạn hay thay đổi bất thường nào xảy ra trong các giai đoạn trên đều tác động đến sự hình thành của sẹo.

Tùy vào mức độ tổn thương cũng như tình trạng viêm nhiễm, vết thương sẽ chuyển thành sẹo theo các cách khác nhau, bao gồm:

  • Liền sẹo kỳ đầu: Vết thương sạch, nhỏ và được xử lý ngay.
  • Liền sẹo kỳ hai: Vết thương nặng hơn, dập nát có tình trạng bị nhiễm trùng và không thể khâu kín hoàn toàn.
  • Liền sẹo kỳ ba: Vết thương nặng các phần dập nát bị nhiễm trùng được cắt bớt, xử lý cho đến khi sạch sẽ và gọn gàng hơn để khâu lại.

Ngoài ra, trong quá trình liền vết thương và hình thành sẹo còn có rất nhiều yếu tố tác động đến như vị trí tổn thương trên cơ thể, cách xử lý, chăm sóc,… Từ đó sẽ xuất hiện sẹo bình thường hoặc sẹo bệnh lý.

Sẹo bình thường là loại có bề mặt phẳng với vùng da xung quanh, hơi bóng, trắng hồng và mềm mại chứ không có tình trạng co kéo. Còn sẹo bệnh lý mới chính là điều khiến mọi người cảm thấy lo lắng, tự tin hơn cả. Chúng sẽ có “đặc điểm nhận dạng” hoàn toàn khác biệt so với sẹo bình thường như hiện tượng co kéo da xung quanh, lồi lên hẳn,…

Quá trình hình thành của sẹo sẽ mang đến một sự tồn tại vĩnh viễn, để tự nhiên chúng sẽ không bao giờ biết mất. Thậm chí đối với những vết sẹo lớn, sẹo bất thường thì gần như việc loại bỏ chúng đi là điều không thể.

Sự hình thành của sẹo là như nào?

Sự hình thành của sẹo là như nào?

2. Phân loại sẹo thường gặp

Phần lớn các loại sẹo bình thường sẽ không gây mất thẩm mỹ và có chăng phải nhìn kỹ thì chúng ta mới có thể nhận ra chúng. Nhưng ngược lại đối với các loại sẹo lồi, co rút, phì đại và sẹo do mụn thì rất khó để điều trị và khiến chúng ta cảm thấy tự tin hơn. Nhất là ở những vị trí dễ nhìn thấy như mặt, cổ, bàn tay,…

2.1. Sẹo lồi

Đây chính là một loại sẹo bệnh lý với tên khoa học là keloid không chỉ gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, sự xuất hiện của chúng còn ảnh hưởng đến tâm lý và thậm chí là cả sức khỏe.

Nguyên nhân hình thành sẹo lồi là do sự tích tụ quá mức của collagen tại phần trung bì của da. Từ đó, sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trong quá trình tổng hợp – phân hủy collagen.

Trong quá trình phát triển, sẹo lồi còn gây ra các biến chứng như ngứa, hơi đau khi chạm vào. Hơn thế chúng còn liên tục xâm lấn vào vùng trung bì da xung quanh.

Cũng có giai đoạn sẹo lồi tạm ngừng phát triển nhưng không hề tự thoái lùi, tức là chỉ tăng chứ không có giảm nếu như không can thiệp bằng các biện pháp cụ thể.

Sẹo lồi

Sẹo lồi

2.2. Sẹo co rút

Thông thường sẹo co rút chính là hệ quả nghiêm trọng từ việc da bị bỏng gây nên. Khi hình thành, chúng có hiện tượng co kéo các vùng da xung quanh khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu.

Nếu vết thương ăn vào sâu, sẹo co rút hình thành sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến dây thần kinh và các mô cơ, thậm chí còn khiến bạn di chuyển một cách khó khăn hơn.

2.3. Sẹo phì đại

Sẹo phì đại cũng là sẹo bệnh lý nhưng quá trình phát triển và ảnh hưởng của chúng được đánh giá vẫn tích cực hơn rất nhiều so với sẹo lồi. Nguyên nhân hình thành của chúng cũng là do mất cân bằng khi tổng hợp và phân hủy collagen.

Nhưng sự mất cân bằng đó chỉ mang tính chất tạm thời nên sẹo phì đại cũng chỉ phát triển trong một giai đoạn nhất định và không vượt quá “ranh giới” của vết thương.

Dù có xu hướng tự thoái lui, nhưng rất khó để đưa ra một mốc thời gian cụ thể. Tuy nhiên, nếu phẫu thuật đúng cách thì các ca trị sẹo phì đại vẫn mang lại kết quả thẩm mỹ rất tốt.

Sẹo phì đại

Sẹo phì đại

2.4. Sẹo mụn

Đối với sẹo do vết thương từ mụn tạo nên thì đa dạng các loại hơn như sẹo rỗ, sẹo lõm cho đến sẹo góc cạnh. Tuy rằng không gây ra các hiện tượng đau nhói, co kéo da, xâm lấn vùng da lành xung quanh,… nhưng chúng vẫn khiến chúng ta cảm thấy tự tin hơn.

Chính vì sự đa dạng như trên, việc điều trị sẹo mụn cũng rất phức tạp và cần phải gặp bác sĩ trực tiếp để thăm khám, tư vấn cụ thể.

3. Phương pháp điều trị sẹo tại nhà có hiệu quả không?

Thay vì đến các bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ thì nhiều người đã tự điều trị sẹo tại nhà với các phương pháp dân gian hoặc mua thuốc để bôi. Tuy nhiên, thực tế mỗi một loại sẹo đều có những đặc tính khác nhau và không phải phương pháp nào cũng phù hợp để chữa dứt điểm.

Điển hình như các loại sẹo lồi, sẹo phì đại thì các phương pháp trị sẹo bằng nguyên liệu thiên nhiên gần như không có quá nhiều hiệu quả. Chúng đơn thuần chỉ giúp phần da sẹo của bạn sáng lên mà thôi.

Theo các bác sĩ, các phương pháp điều trị sẹo tại nhà chỉ có tác dụng đối với các vết sẹo nhỏ, mới hình thành và phải thực sự kiên trì. Do đó, hiệu quả mà chúng mang lại sẽ không phải tức thì.

Ngoài ra nếu sử dụng thuốc để bôi tại nhà thì bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu sử dụng không đúng, sai liều lượng còn gây ra những tổn thương nghiêm trọng hơn cho da.

4. Tổng hợp các phương pháp trị sẹo lâu năm, an toàn hiệu quả

Sẽ có 12 phương pháp trị sẹo lâu năm được chúng tôi phân chia thành 2 nhóm lớn là những biện pháp tự nhiên và y khoa để bạn có thể dễ dàng theo dõi hơn.

4.1 Cách trị sẹo bằng những biện pháp tự nhiên

Hầu hết mọi người khi tự điều trị sẹo sẽ áp dụng các biện pháp tự nhiên nhiều hơn như dùng chanh, mật ong, hành tây, nha đam,…. Đây không chỉ là những nguyên liệu dễ tìm, giá rẻ mà lại rất an toàn và lành tính 

4.1.1. Trị sẹo an toàn tại nhà bằng chanh

Thành phần chính của chanh là axit alpha hydroxy, đây là chất giúp làm sáng da, tẩy tế bào da chết nên hiệu quả trị sẹo cũng được đánh giá cao. Để thực hiện thì bạn chỉ cần chuẩn bị nước cốt chanh và bông gòn, rồi tiến hành từng bước như sau:

  • Bước 1: Làm sạch vùng da đang bị sẹo.
  • Bước 2: Thấm bông gòn vào nước cốt chanh và thấm lên sẹo.
  • Bước 3: Giữ bông ở vị trí sẹo trong vòng 10 phút và sau đó rửa lại với nước sạch.

Lưu ý: Sau khi thực hiện, nếu bạn cần ra ngoài mà trời đang nắng thì nên bôi kem chống nắng kỹ phần da vừa thấm nước cốt chanh trên.

Trị sẹo an toàn tại nhà bằng chanh

Trị sẹo an toàn tại nhà bằng chanh

4.1.2. Trị sẹo đơn giản tại nhà bằng mật ong

Mật ong là một nguyên liệu được sử dụng với rất nhiều mục đích khác nhau, trong đó chúng còn giúp kích thích tạo các tế bào mô da nên mang đến hiệu quả nhất định trong quá trình điều trị sẹo. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất thì bạn nên kết hợp thêm với baking soda.

Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu và vật dụng gồm: 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất, baking soda lượng tương tự, khăn nhỏ và nước ấm.

  • Bước 1: Tạo hỗn hợp được trộn từ mật ong và baking soda.
  • Bước 2: Thoa hỗn hợp vào vùng da sẹo và massage nhẹ trong vòng 3 – 5 phút với chuyển động tròn.
  • Bước 3: Đặt khăn đã được ngâm vào nước ấm lên vị trí da sẹo, sau khi khăn nguội thì lau sạch hỗn hợp.

Lưu ý: Để trị sẹo lâu năm với mật ong thì bạn cần chăm chỉ thực hiện 2 lần/ngày.

4.1.3. Làm mờ sẹo hiệu quả với hành tây

Với đặc tính ức chế sản sinh collagen và kháng viêm, hành tây sẽ phát huy hiệu quả khi điều trị sẹo lâu năm. Đây cũng là lý do vì sao, ở nhiều loại gel trị mụn, dưỡng da hoặc kem nền trong thành phần lại chứa hành tây.

Để điều trị sẹo lâu năm, đơn giản bạn chỉ cần chuẩn bị nước cốt hành tây mà thôi.

Bước 1: Lấy hành tây cắt thành các miếng nhỏ hơn để xay nhuyễn lấy nước cốt.

Bước 2: Thoa trực tiếp nước cốt hành tây nên vùng da cần điều trị và để chúng tự khô.

Bước 3: Sau khoảng 15 phút thì nước hành tây sẽ khô hoàn toàn và bạn chỉ cần rửa sạch lại với nước.

Lưu ý: Nên áp dụng 3 – 4 lần/ngày để sẹo nhanh mờ.

4.1.4. Làm hết sẹo bằng nha đam

Đặc tính của nha đam là chống viêm, giảm kích ứng và tái tạo da mới, nên chúng hoàn toàn phù hợp để điều trị sẹo. Tuy nhiên, khi sử dụng thì chỉ dùng phần gel bên trong của nha đam mà thôi.

  • Bước 1: Bóc tách phần vỏ bên ngoài để lấy phần gel nha đam hoặc bạn cũng có thể mua các loại bán sẵn.
  • Bước 2: Lấy gel nha đam bôi lên sẹo và massage nhẹ nhàng trong vòng vài phút.
  • Bước 3: Nếu đang ở nhà buổi tối thì có thể để qua đêm, nhưng nếu cần ra ngoài ngay sau đó thì nên lau lại với nước sạch.
Làm hết sẹo bằng nha đam

Làm hết sẹo bằng nha đam

4.1.5. Trị sẹo lâu năm hiệu quả bằng cây trà

Không chỉ giúp trị sẹo, dầu từ cây trà còn giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu chống nhiễm trùng. Trong thành phần của chúng có chứa hoạt chất thực vật phytochemicals nên rất phù hợp để điều trị các loại sẹo do mụn trứng cá và phẫu thuật gây nên.

Theo đó, trước khi thực hiện bạn cần chuẩn bị 2, 3 giọt dầu trà và 1 thìa cà phê dầu ô liu.

  • Bước 1: Pha loãng tinh dầu trà và ô liu cùng với nước.
  • Bước 2: Bôi trực tiếp trên bề mặt da sẹo và massage để hợp chất ngấm sâu hơn vào da. Sau đó bạn không cần rửa sạch lại và để như vậy qua đêm.

Lưu ý: Nên áp dụng mỗi tối trước khi đi ngủ.

4.1.6. Dầu dừa giúp trị sẹo hiệu quả

Trong dầu dừa có chứa rất nhiều hợp chất có lợi cho việc chăm sóc da như axit lauric, axit capric, vitamin E,… Đồng thời chúng còn đóng vai trò như một hàng rào giúp ngăn chặn những tác động tiêu cực từ môi trường xung quanh.

Dầu dừa rất phù hợp để chữa các loại sẹo khác nhau như sẹo mụn, sẹo lõm, sẹo thâm,…

  • Bước 1: Rửa sạch về mặt vùng da đang bị sẹo.
  • Bước 2: Thoa dầu dừa lên sẹo và tiếp tục massage với chuyển động tròn trong vòng 20 – 30 phút.
  • Bước 3: Rửa sạch dầu dừa với nước ấm.

Lưu ý: Nên tiến hành 2 – 3 lần/tuần.

4.1.7. Trị sẹo lâu năm bằng bột trà xanh

Với các thành phần như  L-theanine, EGCG, Chlorophyll, vitamin C, E, B1, B2, B6,… nên bột trà xanh có thể khắc phục những khuyết điểm của sẹo lõm, sẹo rỗ rất hiệu quả. Hơn thế trà xanh nói chung vốn có đặc tính chống oxy hóa do đó chúng còn giúp làn da của bạn trẻ và mịn màng hơn.

Để tăng thêm hiệu quả thì nên kết hợp bột trà xanh và mật ong.

  • Bước 1: Tạo hỗn hợp từ trà xanh với mật ong, tuy nhiên bạn nên pha thêm một chút nước.
  • Bước 2: Vệ sinh da sạch sẽ và bôi hỗn hợp trên lên bề mặt sẹo
  • Bước 3: Thư giãn nhẹ nhàng trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước ấm.
Trị sẹo lâu năm bằng bột trà xanh

Trị sẹo lâu năm bằng bột trà xanh

4.2. Các phương pháp y khoa giúp trị sẹo hiệu quả

Dù các phương pháp tự nhiên giúp chúng ta tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ, chưa kể là dễ dàng thực hiện nhưng lại mang đến hiệu quả không cao và cần phải kiên trì rất nhiều. Vì vậy các phương pháp y khoa như công nghệ thay da, laser, tiêm steroid,… với hiệu quả cao vẫn là sự lựa chọn của nhiều khách hàng.

4.2.1. Công nghệ thay da sinh học

Đây là công nghệ sử dụng đến các loại thuốc, mỹ phẩm có tác dụng loại bỏ đi các lớp tế bào chết trên bề mặt da để giúp da trắng hơn khi điều trị sẹo. Tùy theo loại sẹo, các cơ sở bệnh viện, thẩm mỹ sẽ đưa ra phương án thay da sinh học phù hợp nhất.

Hơn thế, công nghệ trên còn được áp dụng để điều trị các khuyết điểm khác như nám hay tàn nhang.

Công nghệ thay da sinh học

Công nghệ thay da sinh học

4.2.2. Trị sẹo lâu năm với phương pháp laser

Đối với những loại sẹo lồi, phì đại,…lâu năm thì đây chính xác là phương pháp không nên bỏ qua.

Trị sẹo lâu năm với phương pháp laser sẽ dựa vào cơ chế tác động bằng ánh sáng hoặc bước sóng để tiêu hao dần các mô sợi. Đồng thời qua đó cũng giúp kích thích sản sinh collagen và tăng độ đàn hồi của da.

Không chỉ hiệu quả, phương pháp laser còn rất an toàn nếu được áp dụng đúng cách.

4.2.3. Tẩy tế bào da chết Dermabrasion điều trị sẹo 

Dermabrasion là phương pháp mài mòn da bằng vòng đá, bàn chải hoặc một dụng cụ đặc biệt nào đó. Quá trình mài mòn sẽ tạo ra một vùng da mới mềm mại, mịn hơn và theo đó những “chú” sẹo lâu năm cũng được loại bỏ.

Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp tẩy tế bào da chết Dermabrasion để điều trị sẹo thì sau vài ngày đầu vùng da được áp dụng sẽ bị rát và thậm chí hơi đỏ. Vậy nên cần chăm sóc một cách cẩn thận và kỹ lưỡng, nhanh thì sau 10 ngày da sẽ hồi phục lại.

4.2.4. Tiêm steroid trị sẹo lồi

Steroid thường được sử dụng trong các đơn vị da liễu với chỉ định rất rõ ràng từ bác sĩ. Khi tiêm steroid chúng sẽ phá vỡ liên kết giữa các sợi collagen, nhờ vậy lượng mô sẹo bên dưới da cũng giảm nhanh chóng. 

Ngoài ra chúng còn có đặc tính kháng viêm, nên khi áp dụng để điều trị sẹo lồi rất an toàn. Nhưng không bởi vì thế mà có thể sử dụng một cách bừa bãi. Một lưu ý nhỏ là những người có làn da sẫm màu nên cân nhắc áp dụng, vì steroid sẽ làm thay đổi màu sắc của da.

Tiêm steroid trị sẹo lồi

Tiêm steroid trị sẹo lồi

4.2.5. Tiêm collagen điều trị sẹo lõm

Đây là phương pháp điều trị sẹo y khoa rất được ưa chuộng. Việc tiêm một lượng collagen phù hợp sẽ khắc phục tình trạng bề mặt da bị lõm xuống rất hiệu quả.

Hơn thế, việc tăng collagen vào các vùng sẹo lõm còn giúp làn da trở nên mềm mại hơn. Nhưng ngược lại, nếu lượng collagen không được kiểm soát khi tiêm vào da có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, dị ứng…

Vì vậy, hãy tham khảo các dịch vị tiêm collagen điều trị sẹo ở những cơ sở bệnh viện, thẩm mỹ thực sự uy tín để đảm bảo cho sức khỏe cũng như khắc phục các khiếm khuyết.

Có thể thấy dù có rất nhiều phương pháp điều trị sẹo khác nhau, nhưng hiệu quả mà chúng mang đến không phải lúc nào cũng khiến bạn hài lòng. Nhất là đối với những loại sẹo “cứng đầu” như sẹo lồi, sẹo lõm hay phì đại. Vì vậy, hãy đến gặp trực tiếp các bác sĩ để được thăm khám kỹ lưỡng thay vì tự điều trị tại nhà.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ trị sẹo
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi