Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Trồng răng cửa có đau không – Nên áp dụng phương pháp nào

Trồng răng cửa có đau không? Nếu thực hiện tại cơ sở uy tín, bạn sẽ không gặp phải tình trạng đau trong suốt quá trình trồng răng. Tuy nhiên, đối với trồng răng bắc cầu và cấy ghép Implant, bạn có thể bị đau nhức và ê buốt trong vài ngày. Mặc dù là phương pháp gây đau nhiều nhất nhưng trồng răng cửa Implant vẫn được nhiều bác sĩ khuyến khích áp dụng hơn cả.

1. Trồng răng cửa có đau không?

Trong suốt quá trình trồng răng giả, bạn sẽ không gặp phải bất kỳ cảm giác đau nhức hay khó chịu nào nếu thực hiện tại đơn vị uy tín. Sau khi phục hình răng bằng phương pháp trồng răng bắc cầu và cấy ghép Implant, hiện tượng đau nhức và ê buốt sẽ nhanh chóng kéo đến.

Trong đó, đối với trồng răng Implant, cơn đau sẽ ở mức độ nặng hơn do bác sĩ cắm trực tiếp trụ răng vào trong xương hàm. Thông thường, hiện tượng đau nhức sẽ biến mất sau khoảng 4 – 7 ngày. Thậm chí, ở những người có cơ địa lành, chỉ sau khoảng 3 – 4 ngày, tình trạng đau đã không còn nữa.

Với phương pháp làm cầu răng sứ, các bác sĩ sẽ mài nhỏ cùi răng bên cạnh để làm trụ. Do đó, sau khi làm xong, bạn thường thấy ê buốt răng trong khoảng 2 – 3 ngày. Mức độ đau buốt răng sẽ nghiêm trọng hơn ở những người có răng nhạy cảm.

Riêng kỹ thuật làm hàm giả tháo lắp, bạn sẽ không bị đau nhức hay ê buốt cả trong và sau khi trồng răng cửa. Bởi toàn bộ quá trình không hề có sự xâm lấn tới cấu trúc răng, xương hàm hay những bộ phận khác trong miệng. Trong vài ngày đầu khi mới đeo hàm giả, bạn chỉ thấy hơi khó chịu do chưa quen với hàm giả.

Tuy nhiên, nếu như bạn trồng răng tại cơ sở không uy tín, bác sĩ chuyên môn kém thì những cơn đau hoàn toàn có thể xảy ra ngay khi thực hiện. Thậm chí, bạn còn phải đối mặt với nhiều biến chứng như: viêm nhiễm, chảy máu kéo dài…

Trồng răng cửa có đau không

Trồng răng cửa có đau không

2. Đặc điểm của các phương pháp trồng răng cửa

3 phương pháp phục hình răng cửa đang được áp dụng phổ biến gồm có: cấy ghép Implant, hàm giả tháo lắp và bắc cầu răng sứ. Mỗi phương pháp có đặc điểm riêng biệt, cách thức thực hiện khác nhau và phù hợp với nhu cầu của mỗi người.

2.1. Hàm giả tháo lắp

Trồng răng tháo lắp có thể áp dụng được với trường hợp mất một răng, nhiều răng hoặc thậm chí cả hàm. Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu nhưng hàm tháo lắp vẫn được khá nhiều người lựa chọn. Đặc biệt, những người cao tuổi, có sức khỏe không đảm bảo để cấy ghép trụ Implant cũng thường được bác sĩ tư vấn áp dụng kỹ thuật trên.

Một hàm giả tháo lắp sẽ bao gồm một khung hàm và răng giả bên trên. Hiện hai loại hàm giả được sử dụng phổ biến là răng tháo lắp trên nền nhựa và nền kim loại. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng và điều kiện của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn loại phù hợp nhất.

Răng giả có thể đáp ứng được nhu cầu ăn nhai ở mức cơ bản. Điểm nổi bật của phương pháp trên là hàm có thể dễ dàng tháo lắp để vệ sinh. Tuy nhiên, hàm giả vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm như: tuổi thọ thấp, không ngăn ngừa tiêu xương…

Phương pháp hàm giả tháo lắp

Phương pháp hàm giả tháo lắp

2.2. Làm cầu răng sứ

Bắc cầu răng sứ là phương pháp làm răng giả cố định để bù lại chiếc răng bị mất, đảm bảo tính thẩm mỹ, khôi phục ăn nhai cũng như các chức năng khác của răng. Các bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ răng bên cạnh và gắn một cầu răng gồm các mão sứ ở bên trên. 

Răng sứ chính giữa sẽ có vai trò thay thế cho răng cửa bị mất. Hai mão sứ còn lại sẽ gắn vào các răng kế cận để làm trụ cầu. Tuy nhiên, những chiếc răng được lựa chọn làm trụ đỡ cần phải khỏe mạnh và không mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…

Răng sứ được chế tác với hình dáng và màu sắc phù hợp với các răng còn lại trên cung hàm. Sau khi phục hình răng, bạn sẽ sở hữu những chiếc răng mới trắng đẹp mà không kém phần tự nhiên. Thậm chí, đối với dòng răng toàn sứ cao cấp, mọi người xung quanh rất khó phát hiện bạn đã trồng răng giả.

Theo nhận định của các bác sĩ răng hàm mặt, phương pháp trồng răng bắc cầu có thể khôi phục chức năng ăn nhai khoảng 70%. Tuy nhiên, cầu răng không có cấu tạo giống một chiếc răng hoàn chỉnh nên cũng không thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương.

Phương pháp bắc cầu răng sứ

Phương pháp bắc cầu răng sứ

2.3. Trồng răng cửa Implant

Cấy ghép răng Implant là kỹ thuật phục hình răng cửa tiên tiến nhất tính đến thời điểm hiện tại. Các bác sĩ cấy ghép trực tiếp trụ Implant vào trong xương hàm tại vị trí răng bị mất để thay thế cho chân răng thật.

Trụ răng được làm từ chất liệu Titanium lành tính, có khả năng tương thích cao với cơ thể nên không gây ra bất kỳ kích ứng hay nguy hiểm tới răng miệng. Khoảng 4 – 6 tháng sau, trụ răng sẽ liên kết hoàn toàn với các mô trong xương. 

Khi đó, bác sĩ tiến hành lắp răng sứ lên trên trụ răng để khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Với sự hỗ trợ của các công nghệ hiện đại, quá trình cấy ghép trụ Implant diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hạn chế tối đa xâm lấn tới các mô mềm xung quanh.

Trồng răng cửa bằng cấy ghép răng Implant

Trồng răng cửa bằng cấy ghép răng Implant

3. Nên lựa chọn phương pháp trồng răng cửa nào

Trong 3 phương pháp phục hình răng cửa, mặc dù gây đau nhiều nhất nhưng cấy ghép răng Implant vẫn được nhiều bác sĩ khuyến khích áp dụng hơn cả. Bởi răng Implant có cấu tạo giống với một chiếc răng tự nhiên.

Trụ Implant thay thế cho chân răng thật giúp răng liên kết chặt chẽ với xương hàm. Nhờ vậy, chức năng ăn nhai có thể được khôi phục tới 99%.

Ngoài ra, trụ răng còn có công dụng ngăn ngừa tình trạng tiêu xương xảy ra. Đây là điều mà cả 2 phương pháp bắc cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp đều không thể làm được.

Điểm nổi bật của phương pháp trồng răng giả là độ bền cao. Tuổi thọ trung bình của răng là khoảng 25 năm. Thậm chí nếu như được chăm sóc đúng cách, răng còn có thể tồn tại vĩnh viễn mà không gây tác động xấu tới sức khỏe răng miệng.

Trong khi đó, hàm giả tháo lắp chỉ duy trì được khoảng 3 – 5 năm, cầu răng sứ là 5 – 7 năm. Do đó, trồng răng cửa Implant là giải pháp hoàn hảo dành cho những người không muốn phải làm răng giả lại nhiều lần.

4. Những điều cần lưu ý trước và sau khi trồng răng cửa

Trước khi tiến hành phục hình răng cửa, bạn cần lựa chọn đơn vị uy tín, khai báo tình hình sức khỏe, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ… Bên cạnh đó, để kéo dài tuổi thọ của răng, bạn nên có chăm sóc răng miệng đúng cách và tái khám đúng lịch hẹn sau khi trồng răng.

4.1. Trước khi trồng răng cửa cần lưu ý gì?

Để đảm bảo đạt được kết quả đúng như mong muốn, trước khi phục hình răng cửa, bạn cần chú ý một vài vấn đề sau:

  • Chọn bệnh viện, cơ sở răng hàm mặt uy tín và được nhiều người đánh giá cao.
  • Cơ sở trồng răng cần phải có đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản và được trang bị nhiều công nghệ, máy móc hiện đại.
  • Khai báo chi tiết tình trạng sức khỏe hiện tại để bác sĩ tư vấn giải pháp phục hình răng tối ưu.
  • Lựa chọn phương pháp trồng răng cửa phù hợp với nhu cầu, sức khỏe răng miệng và khả năng tài chính của bản thân.
  • Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về cách vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống để tránh gây ảnh hưởng xấu tới quá trình trồng răng.
Đơn vị trồng răng cần được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại

Đơn vị trồng răng cần được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại

4.2. Những lưu ý quan trọng sau khi trồng răng

Muốn răng giữ được vẻ bền đẹp trong thời gian, bạn cần:

  • Dùng bàn chải lông mềm để vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, bạn cần hạn chế tác động tới vết thương bởi có thể gây nhiễm trùng và chảy máu.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để thay thế cho tăm xỉa răng truyền thống. Bởi chỉ nha khoa có kết cấu mảnh, nhẹ nên dễ dàng làm sạch cặn thức ăn trong kẽ răng mà không gây tổn thương nướu.
  • Súc miệng với nước muối sinh lý khoảng 2 – 3 lần/ngày để loại bỏ mảng bám và ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển.
  • Bổ sung những loại thực phẩm giàu canxi và các loại dưỡng chất tốt cho răng miệng như trái cây, cá, trứng, sữa, rau xanh…
  • Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có hại như đồ cay nóng, quá cứng, thức ăn nhanh, rượu, bia…
  • Trong trường hợp bác sĩ kê đơn thuốc, bạn cần uống theo đúng liều lượng. Bạn tuyệt đối không tự ý thay đổi liều hoặc mua thuốc bên ngoài để sử dụng.
  • Chú ý tới thời gian tái khám mà bác sĩ đã hẹn để kiểm tra răng giả. Nếu như có bất kỳ dấu hiệu lạ xảy ra ở răng mới, bạn cần tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Mong rằng thông qua bài viết trên, bạn đã có thêm được nhiều thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề “trồng răng cửa có đau không”. Nhìn chung, mức độ đau khi phục hình răng còn phụ thuộc vào phương pháp bạn lựa chọn. Tuy nhiên, cơn đau cũng không kéo dài quá lâu nên bạn không cần lo lắng.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ trồng răng
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 212 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi