Trồng răng giả có bị hôi miệng không? Về bản chất, tất cả các phương pháp phục hình răng đều sẽ không gây hơi thở có mùi khi thực hiện đúng cách và mão sứ chất lượng. Hiện tượng hôi miệng sau khi trồng răng chỉ xảy ra do: tình trạng hơi thở nặng mùi đã xảy ra từ trước đó, răng sứ kém lượng và thao tác phục hình sai kỹ thuật.
Các bác sĩ răng hàm mặt đã nhận định, các phương pháp trồng răng giả hoàn toàn không gây nên tình trạng hơi thở có mùi hôi khi thực hiện đúng cách và chất lượng răng tốt.
Khi bất kỳ một chiếc răng nào trên cung hàm bị hư hỏng quá nặng hoặc rụng mất, bạn cũng cần trồng răng thay thế để khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Tại các bệnh viện, đơn vị răng hàm mặt uy tín, mão sứ luôn được chế tác từ những vật liệu có chất lượng tốt. Do đó, răng không hề gây kích ứng và làm ảnh hưởng xấu tới răng miệng.
Hiện tượng hôi miệng chỉ xảy ra khi bạn phục hình răng tại các cơ sở nha khoa kém uy tín, bác sĩ trồng răng sai kỹ thuật và mão sứ không đảm bảo. Thậm chí, bạn còn có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng khác như viêm nhiễm, tụt nướu, viêm nhiễm ổ răng…
Trồng răng giả có bị hôi miệng không
Tình trạng hơi thở có mùi hôi sau khi phục hình răng thường xảy ra do 3 nguyên nhân chính sau: tình trạng hôi miệng đã xảy ra từ trước đó, răng sứ kém chất lượng và kỹ thuật trồng răng không tốt.
Hơi thở bị nặng mùi sau khi phục hình răng có thể do bạn đã bị hôi miệng từ trước đó. Đây là hiện tượng mà không ít người gặp phải. Thậm chí, tỉ lệ người bị hôi miệng chỉ xếp sau hai bệnh lý sâu răng và viêm nướu.
Hiện tượng hơi thở có mùi là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp và hệ tiêu hóa như: viêm họng, viêm xoang, trào ngược dạ dày… Khi phục hình răng, các chất dịch, nước bọt… trong khoang miệng sẽ tác động trực tiếp tới răng giả và khiến cho hôi miệng ngày một nghiêm trọng hơn.
Trào ngược dạ dày gây hôi miệng
Các cơ sở hoạt động “chui” thường sử dụng những dòng mão sứ không rõ nguồn gốc và có chất lượng kém. Thậm chí, trong quá trình chế tác răng, họ còn sử dụng thêm tạp chất để tăng lợi nhuận.
Mão sứ có chất lượng không tốt sẽ gây kích ứng tới răng thật và các mô nướu. Đây chính là điều kiện cực kỳ thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng và gây nên hiện tượng hơi thở nặng mùi.
Bác sĩ “non tay”, không có chuyên môn rất dễ xảy ra sai sót trong quá trình phục hình răng. Răng chưa được lắp khít với nướu sẽ khiến cho cặn thức ăn mắc lại trong quá trình ăn nhai.
Nếu như bạn không vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn sẽ ngày một phát triển và gây nên hiện tượng hôi miệng. Nguy hiểm hơn, bạn còn có nguy cơ bị nhiễm trùng, viêm tủy và ảnh hưởng xấu tới những chiếc răng khác trên cung hàm.
Trong trường hợp bị hôi miệng sau khi phục hình răng, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau: vệ sinh răng miệng đúng cách, tới thăm khám tại bệnh viện và có chế độ ăn uống phù hợp.
Duy trì thói quen chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách là giải pháp đơn giản nhưng đem đến hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng hơi thở có mùi.
Mỗi ngày, bạn cần đánh răng ít nhất 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Trong quá trình vệ sinh răng, bạn hãy đặt bàn chải tạo thành một góc 45 độ với viền nướu và chải nhẹ nhàng theo chiều ngang hoặc đường tròn. Bạn không nên chải răng quá mạnh hoặc theo chiều dọc bởi có thể gây tổn hại tới răng và nướu.
Khi có thức ăn giắt vào kẽ răng, bạn hãy sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước chuyên dụng. Ngoài ra, việc súc miệng với nước muối sinh lý 2 – 3 lần hàng ngày cũng là biện pháp giúp tiêu diệt vi khuẩn kị khí cũng như những loại vi khuẩn gây hại khác trong khoang miệng.
Chỉ nha khoa giúp loại bỏ cặn thức ăn trong kẽ răng
Đối với trường hợp bị hôi miệng do bệnh lý về đường hô hấp và hệ tiêu hóa, bạn nên tới bệnh viện uy tín. Đây là những đơn vị có đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm trong nghề và vững về chuyên môn.
Với sự hỗ trợ của các công nghệ, trang thiết bị hiện đại, các bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh lý và nhanh chóng đưa ra giải pháp tối ưu. Ngoài ra, sau khi phục hình răng, nếu như thấy răng giả có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn cũng cần tới bệnh viện càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng xấu ảnh hưởng tới răng miệng.
Khi răng giả có dấu hiệu lạ, bạn cần tới gặp bác sĩ
Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học là việc làm cần thiết để giảm thiểu tình trạng hôi miệng sau khi trồng răng giả. Bởi khi bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thăm khám bác sĩ nhưng vẫn thường xuyên ăn thực phẩm gây mùi thì chắc chắn tình trạng hôi miệng sẽ không thể giảm bớt.
Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bạn nên hạn chế sử dụng những đồ có chứa nhiều đường, axit…. Những loại thực phẩm đó sẽ làm ảnh hưởng xấu tới răng miệng và là tác nhân gây nên hôi miệng.
Ngoài ra, các thực phẩm có vị nồng như hành, tỏi… cũng nằm trong danh sách những đồ cần hạn chế sử dụng bởi chúng có thể khiến cho hiện tượng hôi miệng thêm nghiêm trọng. Thay vì thế, bạn hãy bổ sung những rau xanh, hoa quả có chứa các dưỡng chất cần thiết để răng nướu thêm khỏe mạnh và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn như vitamin C, canxi…
Tỏi là thực phẩm có vị nồng
Mong rằng bài viết trên đã đem đến cho bạn lời giải thỏa đáng liên quan đến câu hỏi “trồng răng giả có bị hôi miệng không”. Để tránh tình trạng hơi thở có mùi, bạn nên phục hình răng tại bệnh viện răng hàm mặt uy tín.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt