Niềng răng vẫn có thể thực hiện được ngay cả khi bạn đã trồng Implant. Tất nhiên, không phải tất cả trường hợp đều có thể làm, nhất là đối với những ai đã phục hình Implant toàn hàm. Quy trình thực hiện sẽ không có sự thay đổi nhiều với 5 bước tiêu chuẩn là thăm khám, lấy dấu răng – lên phác đồ, gắn mắc cài, theo dõi, tháo niềng – đeo hàm duy trì.
Dù về bản chất thì hai kỹ thuật nha khoa trên sẽ đối lập nhau, một bên là cố định hoàn toàn, còn một bên luôn có sự dịch chuyển. Nhưng sau khi trồng răng Implant bạn vẫn có thể niềng răng được.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể chỉnh nha khi đã cấy ghép Implant và tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ có cách xử lý khác nhau sau cho phù hợp, hiệu quả nhất.
Thông thường nếu bạn chỉ mới trồng một hoặc một vài răng Implant, nhất là lại là các vị trí ở nhóm răng hàm thì vẫn sẽ niềng được. Vì trong trường hợp đó, trụ Implant chỉ được cố định ở những vị trí nhất định, nên các răng khác vẫn dịch chuyển được.
Hơn thế, ở một số trường hợp đặc biệt thì răng Implant còn được sử dụng giống như một trụ neo vững chắc, giúp các răng khác dị chuyển tốt hơn.
Còn đối với các trường hợp trồng Implant toàn hàm hay số lượng rất nhiều thì chắc chắn không thể tiến hành chỉnh nha được nữa. Hơn thế, kỹ thuật Implant All On sẽ giải quyết được các tình trạng răng mọc lệch lạc, móm, hô,… nên gần như việc niềng là không cần thiết.
Trồng răng Implant có niềng được không – Giải đáp từ bác sĩ Bệnh viện Paris
Để đảm bảo về hiệu quả, bác sĩ sẽ luôn khuyến khích khách hàng nên thực hiện niềng trước, sau đó mới là trồng răng Implant. Khi niềng xong các răng sẽ dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm, như vậy sẽ đảm bảo khoảng trống để thực hiện cấy ghép trụ Implant.
Mặt khác, răng Implant nếu được cấy ghép trước thì việc chỉnh nha bao giờ cũng khó khăn hơn rất nhiều. Nguyên nhân là do, các khí cụ chỉnh nha sẽ không tác động được vào các trụ chân răng để di chuyển theo đúng ý.
Nên niềng răng trước rồi mới trồng Implant
Về cơ bản thì quy trình niềng răng sau khi đã trồng Implant vẫn sẽ được giữ nguyên với 5 bước chính là thăm khám – chụp X-quang, lấy dấu răng – lên kế hoạch điều trị, gài mắc cài, theo dõi và tháo mắc cài – đeo hàm duy trì.
Bước đầu tiên trong quá trình niềng răng nói chung luôn là thăm khám và chụp X-quang để bác sĩ biết rõ được tình trạng răng miệng của khách hàng.
Đồng thời qua đó, bác sĩ còn đánh giá được xem vị trí cấy ghép Implant của khách hàng có phù hợp để tiến hành chỉnh nha hay không.
Thăm khám và chụp X – quang tình trạng răng miệng
Sau khi đã nắm rõ tình trạng răng miệng cũng như khách hàng phù hợp để niềng răng, bước tiếp theo bác sĩ sẽ lấy dấu răng và lên kế hoạch điều trị chi tiết.
Từ phác đồ trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về quá trình chỉnh nha của mình sau đó được tiến hành như thế nào, mất bao nhiêu thời gian, có cần thực hiện thủ thuật nào trước không,…
Trước khi gắn mắc cài bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cho khách hàng. Tuy nhiên, đối với trường hợp khách hàng cần phải thực hiện các thủ thuật như nhổ răng, mài kẽ,… thì hầu hết sẽ không gắn được mắc cài ngay.
Đây là bước rất quan trọng và quyết định trực tiếp đến lực nắn chỉnh khi niềng. Để gắn mắc cài chính xác, bác sĩ cần sử dụng thước đo chuyên dụng để xác định đúng vị trí.
Gài mắc cài
Khi đã hoàn tất quá trình gài mắc cài và cố định các khí cụ chỉnh nha khác thì tiếp theo sẽ là bước theo dõi dịch chuyển của răng.
Trong suốt quá trình theo dõi, khách hàng sẽ định kỳ đến bệnh viện, nha khoa tái khám để bác sĩ kiểm tra cũng như kiểm soát lực nắn chỉnh. Tùy theo từng giai đoạn chỉnh nha mà thời gian tái khám có sự thay đổi, trung bình là từ 2 đến 6 tuần mỗi lần.
Ở những tháng đầu tiên thì khách hàng cần đến khám nhiều hơn, một số trường hợp còn phải đến khám đột xuất như rơi mắc cài, dây cung tuột,…
Nếu như các răng trên cung hàm đã dịch chuyển về đúng vị trí, khắc phục được các tình trạng như lệch khớp cắn, hô, móm,… sẽ là lúc bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài. Trung bình thì thời gian chỉnh nha sẽ kéo dài khoảng 1 – 2 năm và tùy theo từng tình trạng.
Nhưng để duy trì được hiệu quả chỉnh nha và tránh việc các răng lại di chuyển về vị trí cũ thì khách hàng vẫn phải đeo hàm duy trì khoảng 6 – 12 tháng.
Tháo mắc cài, đeo hàm duy trì
Ắt hẳn khi đã đi tới giai đoạn tháo niềng thì bất kỳ ai cũng sẽ rất vui mừng và cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, dù là răng Implant hay hàm răng đã thực hiện chỉnh nha thì sau khi thực hiện xong vẫn cần lưu ý không ít đến cách chăm sóc mỗi ngày.
Thứ nhất: Tuân thủ nghiêm ngặt việc đeo hàm duy trì theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là về mặt thời gian đeo cần ít nhất là 20 tiếng/ngày.
Thứ hai: Tuân thủ vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 lần mỗi ngày, chải răng đúng cách và kết hợp dùng nước súc miệng chuyên dụng hoặc chỉ nha khoa để làm sạch hơn.
Thứ ba: Vẫn nên duy trì chế độ ăn uống như thời gian đang chỉnh nha, khi mới tháo niềng và nhất là khi vẫn đeo hàm duy trì thì không nên ăn các món cứng, dai.
Thứ tư: Khi mới tháo niềng thì các răng vẫn chưa thực sự ổn định, vì vậy khi ăn bạn vẫn nên cắt nhỏ các đồ ăn để dễ nhai hơn.
Thứ năm: Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, bạn không nên chủ quan và cho rằng khi đã tháo niềng thì kết quả sẽ được giữ nguyên.
Một số lưu ý chăm sóc răng Implant sau khi niềng đúng cách
Với những thông tin trên, bạn ắt hẳn đã hiểu rõ về vấn đề trồng răng Implant có niềng được không. Nhìn chung, ngay cả khi đã cấy ghép Implant thì nếu có nhu cầu niềng răng bạn hãy đến các cơ sở bệnh viện, nha khoa uy tín để bác sĩ tư vấn cụ thể hơn. Tùy thuộc vào tình trạng của khách hàng, bác sĩ sẽ đưa ra phương án tốt nhất.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt