Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

6 mẹo chữa viêm lợi chảy máu chân răng mà bạn cần biết

Để tình trạng viêm lợi chảy máu chân răng thuyên giảm nhanh chóng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên sau: lá trầu không, dầu dừa, dầu quế, dầu đinh hương, tinh dầu tràm, nha đam và mật ong kết hợp với chanh. Chỉ cần bạn kiên trì thực hiện, bệnh lý viêm nướu sẽ có những cải thiện đáng kể.

1. Dấu hiệu cho thấy bạn mắc phải bệnh viêm lợi chảy máu chân răng

Viêm lợi chảy máu chân răng là một bệnh lý răng miệng mà không ít người gặp phải với những dấu hiệu điển hình như:

  • Lợi bị sưng tấy và có màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm.
  • Có nhiều mảng bám, cao răng, đặc biệt là ở vị trí gần lợi sưng đỏ.
  • Chân răng dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.
  • Hơi thở có mùi hôi, khó chịu.
  • Tụt lợi làm chân răng lộ ra bên ngoài, gây mất thẩm mỹ.
Viêm lợi chảy máu chân răng

Viêm lợi chảy máu chân răng

2. Lý do dẫn đến tình trạng viêm lợi chảy máu chân răng

Nguyên nhân chính gây nên bệnh lý viêm lợi bị chảy máu là vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Những cặn thức ăn, mảng bám tồn tại lâu ngày trong khoang miệng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển. Vi khuẩn sẽ dần tấn công vào nướu, chân răng và gây nên viêm nhiễm. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng viêm lợi sẽ diễn biến nặng hơn kèm theo triệu chứng chảy máu chân răng.

Bên cạnh đó, bệnh lý viêm lợi chảy máu chân răng còn do những nguyên nhân sau:

  • Chế độ ăn uống: Thói quen ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn đồ ngọt, quá nóng/lạnh… sẽ khiến nướu dễ bị tổn thương và chảy máu chân răng.
  • Thay đổi nội tiết tố khi mang bầu: Trong quá trình mang thai, hàm lượng estrogen và progesterone thay đổi nhanh chóng khiến mao mạch nướu bị phình to. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây hại nướu và làm chảy máu chân răng.
  • Bệnh lý tiểu đường: Lượng đường huyết không được kiểm soát khiến cho áp lực mạch máu tăng lên nhanh chóng và giảm khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng tới mô lợi. Đây cũng là một nguyên nhân khiến lợi bị viêm và dễ nhiễm khuẩn.
Phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh lý về nướu

Phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh lý về nướu

3. Không chữa bệnh viêm lợi chảy máu chân răng sẽ để lại di chứng gì?

Nếu như tình trạng viêm lợi bị chảy máu không được điều trị và khắc phục kịp thời, bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn. Khi đó, bạn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Viêm nha chu: Vi khuẩn lây lan và dần tấn công vào các tổ chức xung quanh răng gây bệnh lý viêm nha chu. Thậm chí, khi viêm nha chu ở mức độ nặng, bạn có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm như: nhiễm trùng huyết, đột quỵ, tim mạch…
  • Mất răng: Viêm nướu lâu ngày sẽ khiến cho lợi dần bị tụt xuống làm lộ chân răng ra bên ngoài. Vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công và phá hủy lợi, xương hàm. Khi đó, răng không còn chỗ bám vững chắc sẽ trở lên lung lay. Thậm chí, có không ít người bị mất răng vĩnh viễn và phải can thiệp biện pháp trồng răng giả thay thế để khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng.
  • Viêm phổi: Đối với những người bị viêm lợi ở mức độ nặng, việc hít vi khuẩn từ khoang miệng vào trong phổi sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý viêm phổi.

4. Các loại thuốc thường được dùng để chữa viêm lợi chảy máu chân răng

Để chữa trị bệnh lý viêm lợi bị chảy máu chân răng, các bác sĩ thường sử dụng 4 loại thuốc sau: kháng sinh, thuốc chống viêm non-steroid, corticosteroid và thuốc hỗ trợ giảm đau thông thường

4.1. Thuốc kháng sinh

Đối với trường hợp viêm lợi chảy máu chân răng kèm theo nhiễm khuẩn, các bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng thuốc kháng sinh để đem lại hiệu quả tốt nhất. Kháng sinh hỗ trợ loại bỏ những mảng bám chứa vi khuẩn trên răng, giảm các triệu chứng như: đau nhức, sưng đỏ… 

Một số loại thuốc kháng sinh được sử dụng nhiều nhất để chữa viêm lợi gồm:

  • Tetracycline: giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Bạn nên dùng trước khi ăn khoảng 1 – 2 tiếng. Một ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần uống 500mg.
  • Ciprofloxacin: hỗ trợ giảm đau, kháng viêm và ngăn ngừa chảy máu chân răng. Để đạt được quả tốt nhất, bạn nên uống thuốc 2 lần/ ngày, mỗi lần 500mg. 
  • Amoxicillin: đây cũng là thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng được sử dụng khá phổ biến. Tương tự như 2 loại thuốc trên, bạn cần uống 500mg mỗi lần, ngày 2 lần.

4.2. Thuốc chống viêm non-steroid

Nhóm thuốc kháng viêm không chứa Steroid được sử dụng để điều trị viêm lợi chảy máu chân răng gồm có: ibuprofen, meloxicam, diclophenac… Mỗi loại thuốc trên sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau. Bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả như mong muốn. 

Những người có tiền sử bị viêm loét dạ dày không nên sử dụng loại thuốc non-steroid, tránh những rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, bạn không được dùng đồng thời hai hoặc nhiều loại thuốc kháng viêm non-steroid cùng một lúc bởi có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

4.3. Thuốc corticosteroid

Nhóm thuốc corticosteroid có đặc tính kháng viêm rất mạnh nên nhanh chóng làm giảm bớt các triệu chứng như đau nhức, sưng tấy… Dưới đây là liều lượng của một số loại thuốc corticosteroid được sử dụng phổ biến:

  • Betamethasone: uống 0,25 – 7,2 mg/ngày, uống chia thành nhiều liều hoặc theo dạng liều đơn.
  • Dexamethasone: uống 0,5-10mg/ngày.
  • Triamcinolone: 2 – 60mg/ngày.

4.4. Thuốc giảm đau thông thường

Bên cạnh 3 nhóm thuốc mà chúng tôi kể đến ở phần trên, các loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, aspirin… cũng được sử dụng để chữa viêm lợi chảy máu chân răng. Những thuốc trên được sử dụng với mục đích giảm triệu chứng đau nhức do viêm lợi gây ra. 

Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ thực sự an toàn và hiệu quả khi bạn dùng đúng theo liều lượng bác sĩ hướng dẫn. Bạn tuyệt đối không được tự ý đổi thuốc hoặc thay đổi liều lượng sử dụng để tránh những biến chứng như: viêm loét dạ dày, đau tim… 

Thuốc paracetamol được sử dụng để chữa viêm lợi chảy máu chân răng

Thuốc paracetamol được sử dụng để chữa viêm lợi chảy máu chân răng

5. Một số phương pháp tự nhiên làm giảm tình trạng chảy máu chân răng 

Để tình trạng viêm lợi bị chảy máu thuyên giảm nhanh chóng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên sau: lá trầu không, dầu dừa, dầu quế, dầu đinh hương, tinh dầu tràm, nha đam và mật ong chanh.

5.1. Sử dụng lá trầu không

Trong lá trầu không tươi chứa tới 2,4% tinh dầu có khả năng khử trùng và ức chế nhiều loại vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Do đó, sử dụng lá trầu không là một phương pháp hiệu quả được khá nhiều người lựa chọn để điều trị bệnh lý viêm lợi chảy máu chân răng.

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị 5 – 7 chiếc lá trầu không, đem rửa sạch, vò nhẹ và cho vào nước. Sau đó, bạn đun sôi và sử dụng hỗn hợp súc miệng khoảng 2 – 3 lần/ngày. Chỉ cần kiên trì thực hiện, bạn sẽ thấy tình trạng viêm nướu được cải thiện rõ rệt.

5.2. Dầu dừa chữa viêm lợi chảy máu chân răng

Dầu dừa là một trong những nguyên liệu hỗ trợ chữa trị viêm lợi chảy máu chân răng và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng cực kỳ hiệu quả. Đầu tiên, bạn cần làm sạch răng miệng. Sau đó, bạn lấy một lượng dầu dừa vừa đủ để bôi lên phần nướu bị viêm. Khoảng 5 – 10 phút sau, bạn súc miệng lại với nước sạch. Bạn chỉ cần thực hiện khoảng 2 – 3 lần/ngày, bệnh lý viêm nướu sẽ thuyên giảm đi đáng kể.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn có thể kết hợp sử dụng nước cốt chanh và dầu dừa. Bạn lấy ½ quả chanh đem vắt nước cốt và trộn đều với 5ml dầu dừa. Sau đó, bạn sử dụng hỗn hợp để súc miệng. Thực hiện theo cách trên khoảng 2 – 3 lần/tuần, bạn sẽ nhanh chóng có được kết quả như mong muốn.

Dầu dừa giúp bệnh nướu nhanh chóng thuyên giảm

Dầu dừa giúp bệnh nướu nhanh chóng thuyên giảm

5.3. Dùng dầu quế, dầu đinh hương

Sử dụng tinh dầu quế hoặc dầu đinh hương là mẹo dân gian trị bệnh lý viêm lợi chảy máu chân răng cực kỳ hiệu quả. Bạn lấy một lượng tinh dầu vừa đủ để bôi trực tiếp lên chỗ nướu bị viêm. Bạn cũng có thể nhai trực tiếp một vài chiếc lá đinh hương hoặc rắc một ít quế vào nước để uống. Chỉ sau khoảng một vài ngày, tình trạng viêm nướu sẽ nhanh chóng giảm bớt.

5.4. Nhỏ tinh dầu tràm trà vào kem đánh răng

Tinh dầu tràm trà có khả năng giảm tình trạng chảy máu chân răng nhanh chóng và sát khuẩn cực tốt. Bạn chỉ cần thêm một giọt tinh dầu vào kem đánh răng sau đó chải răng nhẹ nhàng. Một vài ngày sau, bạn sẽ thấy bệnh lý viêm lợi chảy máu chân răng giảm bớt đi đáng kể.

5.5. Nha đam giảm viêm lợi chảy máu chân răng

Trong đông y, nha đam là một loại dược phẩm quý với các thành phần như  Salicylic Acid, Saponin… có tác dụng sát khuẩn và chống viêm hiệu quả. Chính vì vậy, sử dụng nha đam cũng là một mẹo được nhiều người áp dụng để chữa viêm lợi.

Bạn cần chuẩn bị lá nha đam đem rửa sạch và lấy gel ở bên trong. Sau đó, bạn xoa trực tiếp gel lên vị trí lợi bị viêm. Ngoài ra, bạn có thể xay nha đam thành nước ép để uống mỗi ngày. Các triệu chứng của bệnh lý viêm lợi sẽ nhanh chóng được cải thiện.

5.6. Súc miệng mật ong, chanh

Kết hợp mật ong với chanh cũng là một biện pháp giúp giảm tình trạng chảy máu chân răng do viêm lợi cực kỳ hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Bạn chỉ cần chuẩn bị một thìa cà phê mật ong, một thìa nước cốt chanh và trộn đều lại với nhau.

Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bạn sử dụng hỗn hợp trên bôi trực tiếp lên vị trí viêm nướu. Khoảng 15 – 20 phút sau, bạn súc miệng lại với nước để làm sạch khoang miệng. Với cách trên, bạn nên duy trì áp dụng mỗi ngày 1 lần để có được hiệu quả nhanh nhất.

Mật ong kết hợp với chanh giúp giảm tình trạng chảy máu chân răng

Mật ong kết hợp với chanh giúp giảm tình trạng chảy máu chân răng

6. Những cách giúp phòng ngừa viêm lợi chảy máu chân răng

4 cách sau sẽ giúp bạn phòng tránh tình trạng viêm lợi bị chảy máu hiệu quả: đánh răng thường xuyên, súc miệng sau khi ăn, bổ sung vitamin và lấy cao răng định kỳ.

6.1. Đánh răng thường xuyên

Mỗi ngày bạn cần đánh răng ít nhất 2 lần với kem đánh răng có chứa fluor vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn cần đặt bàn chải nằm nghiêng khoảng 45 độ theo viền nướu. Sau đó, chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc đường tròn để lông bàn chải tiếp cận được tới mọi ngóc ngách trên hàm răng.

Để tránh làm tổn hại tới nướu hay men răng, bạn nên chọn những loại bàn chải có lông mềm. Sau khoảng 3 – 4 tháng hoặc bất cứ khi nào bàn chải có dấu hiệu bị tõe ra, bạn cần thay mới để đảm bảo hiệu quả làm sạch.

6.2. Súc miệng sau ăn

Sau mỗi bữa ăn, bạn nên súc miệng với nước sạch để loại bỏ những cặn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng. Việc súc miệng còn giúp làm giảm độ axit trong khoang miệng và ngăn ngừa vi khuẩn gây hại phát triển gây nên tình trạng viêm nướu.

Bên cạnh đó, theo chia sẻ của nhiều bác sĩ hoạt động trong lĩnh vực răng hàm mặt, ngoài súc miệng, bạn cũng nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám. Chỉ nha khoa có kết cấu mảnh nhẹ nên dễ dàng len lỏi vào từng kẽ ngách trên hàm răng mà không gây tổn hại tới răng, nướu hay bất kỳ bộ phận nào khác trong khoang miệng. 

6.3. Bổ sung đủ vitamin

Hấp thụ đầy đủ vitamin qua chế độ ăn uống hàng ngày là việc làm cần thiết giúp duy trì sức khỏe răng nướu. Dưới đây là một số loại vitamin mà bạn cần cung cấp đầy đủ cho cơ thể để ngăn ngừa viêm lợi chảy máu chân răng cùng nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng khác:

  • Vitamin A: giúp lợi khỏe mạnh và duy trì lượng nước bọt, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A gồm có: rau lang, cà rốt, trái xoài, ớt ngọt… 
  • Vitamin C: giúp lợi luôn chắc khỏe và ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C vào thực đơn ăn uống hàng ngày như: súp lơ trắng, dâu tây, khoai tây, trái cây họ cam,quýt…
  • Vitamin D: đảm bảo lợi khỏe mạnh và giảm thiểu tối đa nguy cơ bị viêm nướu. Những thực phẩm giàu vitamin D gồm có: trứng, sữa, cá…
Trái cây họ cam quýt chứa nhiều vitamin C

Trái cây họ cam quýt chứa nhiều vitamin C

6.4. Lấy cao răng định kỳ

Lấy cao răng định kỳ cũng là một trong những biện pháp hiệu quả giúp loại bỏ mảng bám và ngăn ngừa vi khuẩn có hại phát triển. Bạn nên tới bệnh viện hoặc cơ sở răng hàm mặt uy tín để bác sĩ lấy cao răng định kỳ khoảng 6 tháng/lần. Bạn tuyệt đối không nên đợi có cao răng rồi mới đi lấy. Bởi khi đó, vi khuẩn gây hại đã phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng tới các bộ phận trong khoang miệng.

Bệnh lý viêm lợi chảy máu chân răng không được khắc phục kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng và rủi ro nguy hiểm tới sức khỏe. Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp bạn tìm ra được phương pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ Chảy máu chân răng
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 212 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi